Vietnamese English 
Vietnamese English 

Cấu Trúc và Cách Sử Dụng Câu Mệnh Lệnh Trong Tiếng Đức

Câu mệnh lệnh trong tiếng Đức hay mệnh lệnh trong tiếng Đức được dùng để ra lệnh, yêu cầu ai đó hoặc cầu xin ai làm một việc gì đó cho bản thân mình. Có phải chỉ cần đảo động từ và chủ ngữ nguyên mẫu như trong tiếng Anh là được một câu mệnh lệnh hay? Cùng CMMB Việt Nam tìm hiểu về cấu trúc và cách dùng câu mệnh lệnh trong tiếng Đức ở bài viết này nhé!

Dạng câu mệnh lệnh đầu tiên:  Sie – Form

Theo mình, đây là cấu trúc câu mệnh lệnh dễ nhất. Tất cả những gì bạn phải làm chỉ là đảo động từ phần nguyên mẫu lên đầu câu, theo sau nó là đại từ nhân xưng cụ thể đi kèm theo là Sie. Tiếp theo, sắp xếp toàn bộ các thành phần khác trong câu theo một trật tự cụ thể để được câu hoàn chỉnh nhất: TeKaMoLo (thời gian – nguyên nhân – cách thức – vị trí).

Động từ nguyên mẫu thể hiện + Sie + O !

Động từ đứng ở vị trí đầu câu hỏi mang tính quyết định và nhấn mạnh của câu mệnh lệnh trong tiếng Đức. Cấu trúc câu mệnh lệnh giống, nhưng tác dụng câu mệnh lệnh lại hoàn toàn khác nhau. Thế nên khi bạn muốn dò hỏi ý kiến lịch sự của một đối tượng nào đó thì sao?

Dạng câu mệnh lệnh thứ hai: Du – Form

Câu mệnh lệnh trong tiếng Đức với ngôi thứ hai số ít còn được hiểu theo một cách hoàn toàn khác biệt đó là câu mệnh lệnh với những hành động thân mật, bởi đối tượng ở đây là người thân thiết trong gia đình, họ hàng, bạn bè thân thiết, người quen.

Cấu Trúc và Cách Sử Dụng Câu Mệnh Lệnh Trong Tiếng Đức

Cách xây dựng câu mệnh lệnh cụ thể như sau:

Rất đơn giản, bạn chỉ cần đảo động từ đã chia ở ngôi thứ hai số ít theo chủ ngữ không có đuôi -st lên đầu câu mệnh lệnh. Sau đó, sắp xếp toàn bộ trật tự các thành phần khác trong câu theo thứ tự đúng cấu trúc câu mệnh lệnh là: TeKaMoLo ( thời gian – nguyên nhân xảy ra sự việc– cách thức giải quyết vấn đề – vị trí ).

Động từ chia theo du ở thời hiện tại câu mệnh lệnh + O !

Ví dụ: “Du sagst”.

Áp dụng quy tắc đã phân tích như trên, mệnh lệnh thức sẽ có dạng cơ bản là: ” Sang bitte mal!”

Câu trần thuật trong câu mệnh lệnh Mệnh lệnh thức 
Du nimmst den Regenschirm mit.Bạn Nimm den Regenschirm mit!Hãy
  • Động từ  kết thúc bằng chữ t, -d. –ffn, -chn và –tm  vẫn thêm „e“ trong câu mệnh lệnh trong tiếng Đức:
Câu trần thuật Mệnh lệnh thức
Du wartest auf mich. Warte auf mich!
  • Tuy nhiên, âm a sẽ không chuyển đổi thành âm ä:
Câu trần thuật Mệnh lệnh thức
Du fährst mit dem Bus zur Schule Fahr mit dem Bus zur Schule

Dạng thứ ba: Ihr – Form

Về cơ bản, cấu trúc câu mệnh lệnh này vẫn tương tự như các câu mệnh lệnh Du – Form, tuy nhiên, ta không cần bỏ đuôi vần -t. Hãy đặt động từ được chia theo chủ ngữ của câu của ngôi ihr thời hiện lên đầu, thêm các phần tân ngữ vào trong câu, trạng từ theo đúng quy tắc trong câu Tekamolo:

Động từ chia theo ihr ở thời hiện tại + O !

Khi có các bạn đến nhà chúng ta chơi, chúng mình có thể mời họ ăn uống một vài món đơn giản bằng cách

Nehmt die Suppe, bitte!

Trinkt bitte den Saft!

Câu mệnh lệnh với động từ bất quy tắc

Cách chia động từ theo chủ ngữ của sein, haben và werden hơi đặc biệt khác hoàn toàn với những ví dụ trên đã phân tích Bạn hãy học thuộc bảng bên dưới nhé:

Sie ihr du
sein seien seid sei
haben haben habt hab
werden werden werdet werde

Để hình thành câu mệnh lệnh trong tiếng Đức, ta vẫn áp dụng đúng theo quy tắc theo ngôi số ít hoặc số nhiều.

Sie- Form : Động từ được chia + Sie + O!

Du – Form:  Động từ được chia + O !

Ihr – Form:  Động từ được chia + O !

Câu trần thuật Câu mệnh lệnh
Du hast Angst vor Hunden.
Sie sind böse auf mich.
Ihr seid faul.

 

Câu trần thuật Câu mệnh lệnh
Du hast Angst vor Hunden. Hab keine Angst vor Hunden!
Sie sind böse auf mich. Seien Sie bitte nicht böse auf mich!
Ihr seid faul. Werdet fleißig!

Mệnh lệnh trong tiếng Đức với động từ tách

Ta đã biết cụ thể nhất về các tiếp tố tách sau: ab-, an-, auf-, aus-, ein-, mit-, nach-, weg-, zu-. Tiếp tố tách luôn nằm trong phần cuối cùng câu, ngay cả trong các câu mệnh lệnh trong tiếng Đức cũng thế.

Ví dụ :

Machen Sie die Tür bitte  zu!

Hör mir aufmerksam zu!

Hört mit dem Rauchen auf!

Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu về trennbare verben và cách sử dụng động từ tách trennbare verben

Kết luận về câu mệnh lệnh trong tiếng Đức

Câu mệnh lệnh trong tiếng Đức được sử dụng để ra lệnh, yêu cầu ai đó làm một việc nào đó hay cầu xin ai đó làm một việc gì đó mang lại lợi ích cho bản thân bạn. Có ba dạng câu mệnh lệnh trong tiếng Đức là thức: Sie – Form, Ihr – Form và du – Form. Chúng có cách hình thành câu mệnh lệnh khác nhau. Tiếp tố tách trong câu mệnh lệnh được sử dụng ở phần cuối câu. Các động từ thể hiện hành động haben, sein và werden có dạng đặc biệt khác hoàn toàn, buộc bạn phải ghi nhớ chúng.

Hy vọng những kiến thức trong bài viết về câu mệnh lệnh trong tiếng Đức trên giúp ích cho các bạn trong học tập và sử dụng thuần thạo trong công việc hàng ngày. Bạn hãy học tập chăm chỉ với những kiến thức mình đã trình bày này đảm bảo trình độ tiếng Đức của bạn sẽ cải thiện nhiều hơn,

Xem thêm:

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on email
Email

3 bình luận

  1. cuối A1 mình mới được học, còn mông lung, đọc bài xong tự nghiên cứu thêm cũng khá ổn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

error: Content is protected !!

Gửi ý kiến đóng góp của bạn tại đây để CMMB ngày càng hoàn thiện, phát triển hơn
CMMB luôn sẵn sàng lắng nghe và tiếp thu.

CMMB luôn đón nhận các ý kiến đóng góp của học viên và phụ huynh để CMMB nâng cao trải nghiệm.

Gửi nội dung chương trình tài trợ đến: cmmbvietnam.edu@gmail.com
CMMB sẽ phản hồi lại nếu chương trình của bạn phù hợp.

Để lại thông tin nhận tư vấn MIỄN PHÍ từ đội ngũ nhân viên tư vấn chuyên nghiệp của CMMB.
Tất cả thông tin về khoá học, lịch học, lớp học thử trải nghiệm MIỄN PHÍ.

CỐ VẤN CMMB VIỆT NAM

Tiến sĩ. Bác sĩ. NGUYỄN THỊ NGUYỆT ÁNH

Tiến sĩ y khoa, chuyên ngành dịch tễ học, ĐH y khoa Kanazawa, Nhật Bản

Nguyên Công chức Vụ tổ chức cán bộ, Bộ Y Tế, Việt Nam

Nguyên nghiên cứu viên – bác sĩ tâm lý và tâm thần trẻ em và trẻ vị thành niên, Bệnh viện đại học Ulm, CHLB Đức

Tương lai của thế giới nằm trong lớp học của ngày hôm nay!