Vietnamese English 
Vietnamese English 

Hướng Dẫn Học Tiếng Đức Cho Người Mới Bắt Đầu

 Hiện nay, nhiều bạn quyết định lựa chọn học tiếng Đức bởi những cơ hội tuyệt vời mà nó mang lại thông qua các chương trình học tập, làm việc, định cư đang vô cùng rộng mở tại Đức. Về mặt ngôn ngữ học, tiếng Đức là một thứ tiếng rất đáng để học tập. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những ích lợi của việc học ngôn ngữ mới cho sự phát triển của con người, mở ra những cánh cửa mới về công việc, cơ hội cuộc sống. Với tiếng Đức, tiếng Đức sẽ giúp bạn mở ra cánh cửa tại nước Đức cùng muôn vàn cơ hội trong tương lai từ học tập, cơ hội việc làm, tương lai định cư và phát triển tại Đức. Và nếu so với tiếng anh, không khó để thấy rằng trong bối cảnh hiện này, tiếng Anh đang đánh mất đi vị trí độc tôn của mình và ngày càng trở nên bão hoà. 

Và thông qua bài viết này, CMMB Việt Nam hy vọng sẽ giúp các bạn, đặc biệt những bạn bắt đầu học tiếng đức sẽ hiểu hơn về tiếng Đức trước khi bắt đầu cuộc hành trình của mình nhé.

Có thể bạn quan tâm: Du học Đức từ A – Z: Những điều quan trọng cần biết

I. Tiếng Đức so với tiếng Việt

Để trả lời câu hỏi này, chúng ta sẽ cùng ngược dòng thời gian một chút và nhìn vào lịch sử hình thành hai ngôn ngữ này.

Nguồn gốc của tiếng Việt là sự kết hợp của các ngôn ngữ dân tộc Tày – Thái và các ngôn ngữ Nam Á khác. Thực tế, người Việt đã tự sáng tạo ra “từ thuần Việt” – là sự kết hợp và biến đổi các nguồn gốc từ các từ gốc Đông Á và Nam Á. Xuyên suốt 4000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước của Việt Nam, tiếng Việt có hai giai đoạn cột mốc đánh dấu nền móng cho chữ quốc ngữ ngày nay. Đó chính là giai đoạn 1000 năm đô hộ của phương Bắc và giai đoạn thực dân Pháp xâm lăng đất nước, mang Công giáo và hệ thống bảng chữ cái Latin quen thuộc ngày nay. Toàn bộ thanh âm, chữ viết của tiếng Việt khi đó đã được phổ lại theo quy tắc của hệ chữ cái Latin này.

Điều này giải thích vì sao tiếng Việt của chúng ta có rất nhiều những nét tương đồng với tiếng Trung Quốc, vốn có nguồn gốc là tiếng Hán. Sự ảnh hưởng mạnh mẽ từ 1000 năm Bắc thuộc này đã cho ra đời hệ thống tiếng Hán Nôm mà chúng ta vẫn còn có thể thấy xuất hiện trong văn hoá Việt Nam cho đến tận ngày nay, ví dụ như các dòng chữ tượng hình trên các câu chúc, câu đối đỏ hoặc các đồ chén bát, bình phong trang trí trong nhà.

Thế rồi người Pháp đến và đã thực hiện một cuộc cải tổ toàn bộ hệ thống chữ viết theo bảng chữ cái Latin, với mục đích để truyền bá đạo Công giáo và để hỗ trợ cho việc giao tiếp giữa người Pháp và người bản địa thời đó. Ảnh hưởng của tiếng Pháp đến tiếng Việt có lẽ chỉ xếp sau tiếng Hán, và rất nhiều các từ mượn tiếng Pháp trong các lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống hàng ngày vẫn còn được sử dụng rộng rãi và phổ biến cho đến tận bây giờ.

  • Tên món ăn: bít tết, kem, pho mát, rượu vang, xúc xích, súp, xốt, …
  • Tên quần áo: may ô, xi líp, sơ mi, vét tông, gile, len, đầm, …
  • Phương tiện di chuyển: ô tô, gác-ba-ga, pê-đan, vô-lăng, …

Như vậy, tuy khoác lên mình vỏ bọc giống với các ngôn ngữ châu Âu khác (tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, …) là hệ chữ cái Latinh, nhưng bản chất của tiếng Việt lại cực kỳ khác biệt. Về cơ bản, đặc trưng của tiếng Việt có 4 điểm nổi bật sau:

  • Đơn tiết, không biến hình
  • Sử dụng hư từ
  • Sử dụng trật tự từ Chủ-Động-Tân
  • Sử dụng trọng âm và ngữ điệu

Đối với tiếng Đức thì lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Tiếng Đức là một ngôn ngữ có nguồn gốc từ chữ Latin, cụ thể là từ gốc Indo-Germanic thuộc nhóm Indo-European (ngữ hệ Ấn-Âu). Là một ngôn ngữ lâu đời với nguồn gốc Latin, tiếng Đức có những đặc trưng nổi bật sau:

  • Danh từ có giống đực, giống cái và giống trung (Genus)
  • Danh từ có Cách (Kasus)
  • Từ ghép, từ kết hợp
  • Quy tắc ngữ pháp đặc biệt, nghiêm ngặt nhưng đồng thời lại có rất nhiều ngoại lệ (khác hoàn toàn với trật tự từ Chủ ngữ-Động từ -Tân ngữ của tiếng Việt)
  • v…v…

Thực tế, bất kỳ ai học tiếng Đức cũng đều được hướng dẫn những đặc trưng nổi bật của ngôn ngữ này và cảm giác đầu tiên sẽ luôn luôn là một cảm giác thú vị. Học viên sẽ nhận ra rằng điểm chung duy nhất giữa tiếng Việt và tiếng Đức có lẽ là hệ thống bảng chữ cái Latin và quy tắc ghép vần. Việc học tiếng Đức giống như việc khám phá một thế giới hoàn toàn mới, với những kiến thức và tư duy ngôn ngữ hoàn toàn khác so với tiếng Việt. Để học tiếng Đức một cách hiệu quả, học viên cần nắm rõ những khái niệm phân biệt, những quy tắc cơ bản của tiếng Đức và vận dụng rất nhiều tư duy, óc quan sát và cả khả năng suy luận để có thể tổng hợp và rút ra được cách sử dụng tiếng Đức đúng ngữ cảnh, đúng chức năng.

II. Tiếng Đức có giống tiếng Anh không?

học tiếng Đức

Về cơ bản, tiếng Đức và tiếng Anh đều dùng ký tự Latinh, nên người học sẽ không gặp quá nhiều khó khăn trong quá trình nhớ mặt chữ. Thay vì phải ghi nhớ một hệ thống bảng chữ cái hoàn toàn mới, các bạn sẽ làm việc với những ký tự a, b, c thường thấy. Bên cạnh đó, tiếng Đức và tiếng Anh có rất nhiều điểm tương đồng về cả hình thức lẫn ý nghĩa. Nhiều từ tiếng Anh và tiếng Đức viết giống hệt nhau, chỉ khác nhau ở cách đọc. Bạn thử đoán xem, từ Nhà trẻ (Kindergarten) trong tiếng Anh bắt nguồn từ đâu?

học tiếng Đức

Tuy nhiên, tiếng Đức là một thứ ngôn ngữ rất đặc biệt. Nếu bạn chủ quan cho rằng đã học tốt tiếng Anh kiểu gì cũng học tốt tiếng Đức, thì chưa chắc đâu.

Lấy ví dụ về Danh Từ: chỉ riêng loại từ này thôi tiếng Đức cũng đã có nhiều đặc điểm bạn sẽ không gặp trong tiếng Anh. Thứ nhất, Danh Từ trong tiếng Đức có giống. Nghĩa là mỗi Danh Từ trong tiếng Đức sẽ thuộc vào một trong ba loại: giống đực, giống cái hoặc giống trung. Thứ hai, Danh Từ trong tiếng Đức có Cách – nói dễ hiểu hơn là các biến thể của Danh Từ khi nó giữ vai trò khác nhau trong thành phần câu.

Bấy nhiêu đã đủ làm bạn thấy tiếng Đức thật “khó nhằn” chưa? Nhưng cũng đừng lo, bởi vì về cơ bản, tiếng Đức cũng là một thứ ngôn ngữ mang tính logic và tính thống nhất cao. Có nghĩa là, một khi đã hiểu bản chất vấn đề, thì bạn sẽ dễ học hơn, nhớ lâu hơn và có thể chắc chắn khi đặt câu. Bên cạnh đó, phát âm của tiếng Đức đơn giản hơn rất nhiều so với tiếng Anh. Thay vì phải cầm lăm lăm cuốn từ điển để biết chắc cách đọc một từ, bạn có thể nhìn vào và đánh vần bất kỳ một từ tiếng Đức nào mà không cần biết nghĩa. Và đừng lo, phát âm tiếng Đức không nặng và giật cục như những video mang tính giải trí trên mạng mà các bạn hay thấy đâu.

III. Những vấn đề bạn có thể mắc phải học tiếng Đức

Ngôn ngữ Đức mang tiếng xấu “Cuộc đời quá ngắn để học tiếng Đức”. Tuy nhiên, câu nói này có đúng hay không phụ thuộc rất nhiều vào cách học của bạn.

1. Về phát âm tiếng đức có gì cần chú ý

Phát âm đúng (chưa nói đến những kỹ năng cao siêu hơn như phát âm hay hay phát âm không có thổ ngữ (Akzent) là một tiền đề quan trọng nhất trong việc học tiếng Đức nói riêng và học ngoại ngữ nói chung. Việc phát âm đúng đảm bảo bạn có thể nói đúng và qua đó đưa thông tin chính xác. Việc phát âm đúng cũng đảm bảo bạn nghe đúng và qua đó đảm bảo nhận thông tin về chính xác. Một ví dụ đơn giản: nếu một người nước ngoài học tiếng Việt Nam, khi bước vào hàng trái cây, muốn mua 1 quả dứa và nói: Tôi muốn mua một quả DƯA? Chắc chắn người đó sẽ nhận được 1 quả dưa chứ ko phải quả dứa. Vậy DƯA – DỨA – DỪA trong tiếng Việt thì tiếng Đức cũng có TASSE (tách uống trà) hay TASCHE (túi xách) hay muôn vàn từ vựng có phát âm tương tự nhau. Việc phát âm sai sẽ ảnh hưởng tới đồng thời cả khả năng NÓI VÀ NGHE của bạn, trước hết là rủi ro khi đi thi, và sau đó là rủi ro trong giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống. Rủi ro giao tiếp trong cuộc sống sẽ ảnh hưởng tới khả năng làm việc, giao tiếp, tạo dựng mối quan hệ của bạn khi sinh sống, học tập và làm việc tại môi trường sử dụng tiếng Đức

Có một điều tuyệt vời đó là tiếng Đức phát âm không khó, ngoại trừ một vài âm đặc biệt khác với khẩu âm tiếng Việt, phát âm tiếng Đức rất giống và gần gũi với phát âm tiếng Việt. Vì vậy bạn có thể dễ dàng phát âm tốt tiếng Đức nếu bạn được học bài bản và kiên trì rèn luyện. Ngoài ra, việc học phát âm chỉ 01 lần trong đời nhưng bạn sẽ dùng nó trọn 01 cuộc đời mình, mang lại sự tự tin cho bạn khi giao tiếp, đảm bảo đưa và nhận thông tin chính xác. Vì vậy, chắc chắn rằng, với người mới bắt đầu học tiếng Đức, việc đầu tiên bạn cần chú ý đó là: học phát âm thật bài bản, thật chuẩn mực. Một chương trình dạy phát âm được thiết kế đặc biệt riêng cho người Việt cùng với một giáo viên giàu kinh nghiệm sẽ là vô cùng quan trọng để thiết lập nền tảng phát âm cho bạn. 

Theo kinh nghiệm giảng dạy của giáo viên tại Trung tâm tiếng Đức CMMB, chỉ cần 03-05 buổi học phát âm bài bản là bạn đã có thể nắm bắt được toàn bộ “tình thần và cốt lõi” của phát âm tiếng Đức, và bạn có thể nhận diện, phát âm được tới 90% các từ vựng cơ bản của tiếng Đức rồi. Phần còn lại là kiên trì tập luyện và nâng cao khả năng phát âm của mình nhé.

2. Ngữ pháp và từ vựng tiếng đức có gì cần chú ý

Ngữ pháp tiếng Đức có phức tạp không? CMMB Việt Nam xin khẳng định là có. Tuy nhiên, dù có phức tạp đến đâu thì kiến thức ngữ pháp cũng chỉ có giới hạn. Do đó, nếu như bạn có hướng tiếp cận đúng đắn và chịu bỏ thời gian, công sức, bạn sẽ chinh phục được mảng kiến thức này. Về một số điểm quan trọng trong việc chinh phục ngữ pháp tiếng Đức, đó là bạn sẽ cần nắm bắt được rất nhiều nguyên tắc của tiếng Đức, từ cách thiết lập câu và vị trí của thành phần câu, cho tới các nguyên tắc liên quan tới các cách của danh từ, nguyên tắc về sử dụng trạng từ, tính từ…trong tiếng Đức. Tiếng Đức cũng có những loại ngữ pháp rất đặc biệt ví dụ như động từ tách, nghĩa là động từ này sẽ bị chặt đôi ra và biến hình trong quá trình thiết lập câu, động từ tách ghép cũng có thể mang đa nghĩa. Điều này gây khó khăn cho học viên trong cả việc thiết lập một câu hoàn chỉnh, hay nghe và đọc hiểu trọn vẹn một câu hoàn chỉnh. Để nói về nỗi khổ này, Mark Twain đã có câu trích dẫn “để đời” về “sự độc ác” của Người Đức khi nghĩ ra động từ tách ghép (trennbare Verben) trong tiếng Đức, qua đó cũng nói hộ lên nỗi ai oán của người học tiếng Đức khi gặp chủ đề khó nhằn này như sau: “Người Đức có một cách vô nhân đạo để cắt động từ của họ… Họ lấy một phần của động từ và đặt nó xuống đây, giống như một cái cọc, và họ lấy phần kia của nó và đặt nó qua đằng kia như một cái cọc khác, và giữa hai giới hạn này, họ chỉ cần xúc bằng tiếng Đức.” (Lược dịch)

Ngữ pháp tiếng Đức có phức tạp không? CMMB Việt Nam xin khẳng định là có. Tuy nhiên, dù có phức tạp đến đâu thì kiến thức ngữ pháp cũng chỉ có giới hạn. Do đó, nếu như bạn có hướng tiếp cận đúng đắn và chịu bỏ thời gian, công sức, bạn sẽ chinh phục được mảng kiến thức này.

Theo kinh nghiệm giảng dạy của giáo viên tại Trung tâm tiếng Đức CMMB, 80-90% tất cả ngữ pháp quan trọng nhất của tiếng Đức đã được gói gọn trong trình độ từ A1 tới B1 tiếng Đức. Và với 03 khóa học tiêu chuẩn A1, A2, B1, mỗi khóa học kéo dài khoảng 2 tháng thì nghĩa là sau 06 tháng bạn đã được trang bị đầy đủ kiến thức ngữ pháp quan trọng nhất của tiếng Đức. Vấn đề còn lại nan giải hơn, đó là bạn sẽ ứng dụng các ngữ pháp đó vào giao tiếp, viết lách, thiết lập câu hay nghe, đọc nhận thông tin như thế nào. 

Đó là về ngữ pháp, so với ngữ pháp, vấn đề khó giải quyết hơn có lẽ lại nằm ở mảng từ vựng. Mảng kiến thức này khó vì hai lý do sau: bạn sẽ phải học thuộc rất nhiều và dù có cố gắng đến đâu, bạn sẽ không bao giờ có thể học được toàn bộ từ vựng của bất kỳ ngôn ngữ nào. Vậy có nghĩa là chúng ta nên bỏ qua tiếng Đức sao? CMMB Việt Nam nghĩ rằng, đối với ngôn ngữ nào cũng vậy, vấn đề không phải là bạn biết được bao nhiêu từ vựng, mà là bạn sử dụng được bao nhiêu từ thường xuyên và hiệu quả (nói cách khác là vốn từ SỐNG mà bạn đang sở hữu). Và để giải quyết vấn đề này, bên cạnh việc học từ một cách thụ động, người học lại phải quay về với điểm đã được nhắc đến ở trên: nắm thật chắc ngữ pháp để có thể sử dụng được tất cả những từ mình biết. Có một điều vô cùng quan trọng mà các bạn cần biết khi tự học tiếng Đức hay học tiếng Đức tại một trung tâm tiếng Đức hay lớp học tiếng Đức được dẫn dắt bởi giáo viên, đó là ngữ pháp thì hữu hạn – nhưng từ vựng thì vô hạn. Nghĩa là việc học từ vựng là cực kỳ quan trọng và sẽ là một quá trình kéo dài mãi mãi không ngừng nghỉ. Và bạn luôn cần có một kế hoạch học và xây dựng vốn từ vựng thật bài bản, nếu bạn muốn tồn tại và phát triển với tiếng Đức hay với bất kỳ ngoại ngữ nào.

hướng dẫn học tiếng đức cho người mới bắt đầu

3. Về văn hóa và cách diễn đạt

Một trong những điểm khó khăn lớn khi học tiếng Đức hay bất kỳ ngoại ngữ nào đó chính là sự khác biệt về văn hóa và lối diễn đạt. Lý do bởi vì, ngôn ngữ góp phần không nhỏ vào việc hình thành những thói quen giao tiếp và văn phong của người sử dụng – hoặc văn hóa giao tiếp sẽ hình thành nên ngôn ngữ và cách diễn đạt – hài điều này tác động tương hỗ lên nhau. Vì thế để có thể học tốt ngôn ngữ, bạn phải hiểu văn hóa và đất nước mà ngôn ngữ đó đang được sử dụng. Để làm tốt điều này, việc tự học tiếng Đức có rất nhiều giới hạn, đặc biệt cho người mới bắt đầu học tiếng Đức. Bởi bạn cần có người dẫn dắt tốt để có thể “cảm nhận” ngôn ngữ và có thể đạt tới cảnh giới làm chủ ngôn ngữ. 

Khác biệt nổi bật giữa tiếng Việt và tiếng Đức nữa đó chính là lối hành văn. Tiếng Việt của chúng ta với tính chất đơn tiết không biến hình thì lại cần vận dụng sự kết hợp của nhiều hơn các đơn vị từ. Điều này khiến cho văn phong tiếng Việt có phần “gián tiếp” hơn tiếng Đức, điển hình là các phép hành văn “ẩn dụ, hoán dụ” hoặc các cách diễn đạt bóng gió, ẩn ý. Người Việt thường ít khi đi thẳng vào trọng tâm câu chuyện và vấn đề, mà thường chú trọng vào cách dẫn dắt cũng như thiết lập cảm xúc của người đối thoại trước. Chẳng thế mà các cụ nhà ta đã có câu “miếng trầu là đầu câu chuyện”, để thể hiện sự ưu tiên về sự thiết lập cảm xúc trong giai đoạn mở đầu hội thoại khi giao tiếp.

Trong khi đó, bởi vì sự hệ thống, logic, súc tích và gãy gọn của tiếng Đức mà cách hành văn của người Đức cũng vô cùng hệ thống, có mục đích và đề cao tính chính xác, thẳng thắn trong diễn đạt. Người Đức nổi tiếng với cái nhìn trực diện không lay chuyển khi trò chuyện, khả năng tập trung lắng nghe và tính nghiêm túc cao khi mở hội thoại. Tất nhiên người Đức cũng nổi tiếng là người lịch sự nhất thế giới, nên cách diễn đạt của tiếng Đức cũng rất đa dạng với rất nhiều cách diễn đạt tương đương vô cùng lắt léo, hư ảo, bóng gió…đảm bảo đúng chất “lịch sự và ngoại giao”.

Chính bởi vì sự khác biệt sâu xa về văn hóa, lối sống, lối diễn đạt này mà quá trình tiếp nhận, chuyển hoá tư duy của người học ngoại ngữ nói chung và người học tiếng Đức nói riêng, đặc biệt đối với người Việt Nam trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội mà tiếng Đức mang lại đã nói ở trên về việc mở rộng cánh cửa tương lai, việc học tiếng Đức còn có một ích lợi tuyệt vời hơn, đó là: Tiếng Đức giúp chúng ta suy nghĩ có hệ thống, logic hơn rất nhiều. Học viên trở thành những người có khả năng giao tiếp chính xác và hiệu quả cao – một kỹ năng mà trong xã hội hiện đại bây giờ càng ngày càng trở nên quan trọng.

IV. Tự học tiếng Đức cho người mới bắt đầu

Để học tiếng Đức cho người mới bắt đầu, bạn cần sử dụng đến Duolingo. Đây là một ứng dụng rất hữu ích trong việc giúp các bạn làm quen với cách phát âm tiếng Đức và học từ vựng đơn giản. Tuy nhiên, cách dùng câu trong Duolingo không thật sự tự nhiên, cũng như không giải thích về ngữ pháp. Đối với ngôn ngữ có ngữ pháp thuộc hàng “khủng” như tiếng Đức, đây thật sự là một điểm trừ lớn.

Bên cạnh đó, các bạn cũng có thể tìm từ khoá “Kinderbuch” hoặc “Kinderlieder” trên Youtube để nghe nhạc, đọc sách tiếng Đức dành cho trẻ em. Điểm cộng của cách này là nó hoàn toàn miễn phí, câu cú đơn giản, dễ hiểu. Điểm trừ là giống như Duolingo, sẽ không có ai giải thích ngữ pháp cho bạn để biết tại sao lại dùng từ này chứ không phải là từ khác.

Đối với mục tiêu học tiếng Đức để đi thi hay du học – nói cách khác – để thật sự hiểu và làm chủ ngôn ngữ, CMMB Việt Nam khuyên các bạn sử dụng những tài liệu học tiếng Đức cho người mới bắt đầu được xây dựng đầy đủ và hệ thống khoa học. Một số nhà xuất bản uy tín có thể kể đến là Cornelsen hay Hueber, Klett.

hướng dẫn học tiếng đức cho người mới bắt đầu

Các khoá học tiếng Đức tại CMMB Việt Nam được giảng dạy theo giáo trình Studio 21, bám sát vào khung bài kiểm tra của viện Goethe. Sách trải từ trình độ A1 đến B1, cung cấp bộ từ vựng sâu rộng với cách trình bày khoa học, đẹp mắt. Đối với những bạn mới bắt đầu học tiếng Đức, CMMB Việt Nam cũng khuyên các bạn nên đi học ở một trung tâm uy tín thay vì tự học, ít nhất là cho đến khi bạn biết cách đọc tiếng Đức và có hiểu biết cơ bản về ngôn ngữ Đức. Khi đã có được nền tảng vững chắc từ đầu, việc tự học tiếng Đức lên trình độ A2, B1 là hoàn toàn có thể.

Dưới đây là một bảng kế hoạch tự học tiếng Đức cho người mới bắt đầu. Kế hoạch này được chia thành các giai đoạn để giúp bạn tiến bộ từng bước một. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng mỗi người có cách học và tiến độ riêng, vì vậy hãy điều chỉnh kế hoạch này phù hợp với tình hình của bạn.

Giai đoạn 1: Cơ bản (Tuần 1-2)
  1. Bảng chữ cái tiếng Đức: Học và nhớ các ký tự và âm tiếng Đức.
  2. Các số và đếm: Học cách nói các số từ 1 đến 100 và cách đếm đồ vật hàng ngày.
  3. Các từ phổ biến: Học một số từ cơ bản, như các màu sắc, các đồ vật, và các câu hỏi thông thường.
Giai đoạn 2: Ngữ pháp cơ bản và cụm từ (Tuần 3-6)
  1. Ngữ pháp cơ bản: Học các cấu trúc ngữ pháp cơ bản như cách xây dựng câu đơn giản, cách chia động từ và tính từ.
  2. Cụm từ hàng ngày: Tập trung học cách sử dụng các cụm từ thông dụng trong cuộc sống hàng ngày.
  3. Thực hành nói: Tham gia vào các hoạt động nói đơn giản, ví dụ như giao tiếp cùng bạn bè bằng tiếng Đức, dùng tiếng Đức để mô tả những gì bạn thấy xung quanh.
Giai đoạn 3: Kỹ năng nghe và nói (Tuần 7-12)
  1. Nghe và hiểu: Luyện nghe các bài nghe ngắn, ví dụ như video, bản tin, hoặc đoạn hội thoại, và cố gắng hiểu ý chính của chúng.
  2. Nói và thảo luận: Tham gia vào các cuộc thảo luận đơn giản bằng tiếng Đức, cố gắng nói nhiều nhất có thể và sử dụng những ngữ cảnh mà bạn đã học.
Giai đoạn 4: Đọc và viết (Tuần 13-16)
  1. Đọc văn bản cơ bản: Bắt đầu đọc các văn bản ngắn như bài báo, truyện ngắn hoặc đoạn hội thoại. Dùng từ điển nếu cần thiết để hiểu nghĩa.
  2. Viết văn bản ngắn: Viết các đoạn văn ngắn về bản thân, sở thích và cuộc sống hàng ngày.
Giai đoạn 5: Tiếp tục mở rộng vốn từ và ứng dụng (Tuần 17 trở đi)
  1. Học thêm từ vựng: Tiếp tục học thêm từ vựng mới và những từ chuyên ngành liên quan đến sở thích của bạn.
  2. Ứng dụng thực tế: Áp dụng tiếng Đức vào cuộc sống hàng ngày bằng cách đọc sách, xem phim hoặc nghe nhạc tiếng Đức.
  3. Học tiếng Đức qua trò chơi và hoạt động thú vị: Sử dụng các ứng dụng học ngôn ngữ hoặc tham gia cộng đồng học tiếng Đức để vui chơi và học hỏi thêm.
Giai đoạn 6: Luyện thi và giao tiếp chuyên sâu (Tuần 25 trở đi)
  1. Luyện thi: Nếu bạn muốn chứng chỉ tiếng Đức, bắt đầu luyện thi cho các chứng chỉ tiếng Đức cơ bản như A1 hoặc A2.
  2. Giao tiếp chuyên sâu: Tiếp tục luyện tập giao tiếp với người bản ngữ và tham gia vào các cuộc hội thoại phức tạp hơn.

V. Các lỗi sai phổ biển khi tự học tiếng Đức và cách khắc phục

Tự học bất cứ ngôn ngữ nào cũng là một bài toán khó đối với các bạn trẻ hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh công nghệ, có vô vàn app, ứng dụng tiếng Đức để bổ trợ cho quá trình này. Nhưng làm sao để tự học hiệu quả nhất? Đặc biệt là đối với tiếng Đức – ngôn ngữ mà ai nghe thấy cũng phải cau mày?

Tự học tiếng Đức thực sự là một thách thức, nhưng nếu bạn biết và tránh được những lỗi phổ biến, bạn sẽ tự học hiệu quả hơn. Dưới đây là một số lỗi thường gặp khi tự học tiếng Đức và cách tránh chúng, các bạn nhớ lưu lại để không gặp phải những trường hợp này nhé!

1. Bỏ Qua Cơ Bản (Grundlagen ignorieren):

  • Lý do lỗi: Nhiều người tự học bắt đầu từ các chủ đề nâng cao mà không chú ý đến kiến thức cơ bản, điều này đặc biệt nghiêm trọng khi bạn bỏ qua cơ bản phát âm vì sẽ dẫn đến trường hợp học tiếng Đức bồi, rất khó để sửa chữa về sau.
  • Cách tránh: Hãy đảm bảo bạn đã hiểu vững các nguyên tắc cơ bản như phát âm, ngữ pháp, từ vựng cơ bản trước khi chuyển sang những chủ đề phức tạp hơn.

2. Không Lắng Nghe Đủ (Nicht genug zuhören): Âm thanh chúng ta ghi nhớ được và não bộ có sự gắn kết vô cùng chặt chẽ nên khi học tập một ngôn ngữ mới, các bạn phải đặc biệt kiên trì, kiên trì trong kỹ năng nghe là điều quan trọng cần nhấn mạnh.

  • Lý do lỗi: Kỹ năng lắng nghe quan trọng nhưng nhiều người tự học thường ít tập trung vào nó.
  • Cách tránh: Nghe các bản tin, podcast, nhạc và xem phim tiếng Đức để cải thiện kỹ năng lắng nghe và hiểu nghe.

3. Chủ Quan về Kiến Thức Ngữ Pháp (Nachlässig mit Grammatik): Nhiều bạn có suy nghĩ, học sao cho nói được, nghe hiểu được là được nhưng điều này không thực sự tốt cho một ngôn ngữ mới, đặc biệt khi tiếng Đức có 1 hệ thống ngữ pháp chặt chẽ, cần người học thấu hiểu và đúng ngữ pháp, ngữ cảnh trong câu nói.

  • Lý do lỗi: Một số người chủ quan với ngữ pháp và nghĩ rằng chỉ cần biết từ vựng là đủ.
  • Cách tránh: Học ngữ pháp theo cách có tổ chức, sử dụng sách giáo trình và bài tập để hiểu rõ và áp dụng ngữ pháp.
Lợi ích khi học tiếng Đức
Lợi ích khi học tiếng Đức

4. Quá Tập Trung vào Việc Đọc (Nur Lesen): Việc đọc hiểu được 1 đoạn văn tiếng Đức chắc chắn là điều vô cùng tuyệt vời nhưng đọc được phải đi cùng với việc nói được, nghe được và tốt hơn hết là viết lại được.

  • Lý do lỗi: Chỉ tập trung vào việc đọc có thể làm cho kỹ năng nói và nghe của bạn kém phát triển.
  • Cách tránh: Hãy thực hành nói và tham gia vào các hoạt động thảo luận, giúp cải thiện kỹ năng nói và nghe của bạn.

5. Không Sử Dụng Công Cụ Học Tập Hiệu Quả (Effektive Lernwerkzeuge nicht nutzen): Như đã nói ở trên, trong xã hội công nghệ, có quá nhiều cũng không phải điều thực sự tốt, bạn cần tìm ra phương pháp học tập và công nghệ hỗ trợ phù hợp với bản thân chứ không phải chạy theo thị trường.

  • Lý do lỗi: Sử dụng tất cả các loại sách giáo trình, ứng dụng học tiếng, và flashcard có thể giúp tăng cường quá trình học.
  • Cách tránh: Tận dụng các tài nguyên học tiếng hiện đại như Duolingo, Memrise, Anki, và các ứng dụng khác để tăng cường kỹ năng ngôn ngữ của bạn.

6. Làm Việc Đơn Lẻ (Alleine arbeiten): Đúng như câu nói “Học đi đôi với hành” chắc chắn chưa bao giờ là sai. Vì vậy, bạn cần học nhiều nhưng thực hành cũng phải nhiều.

  • Lý do lỗi: Học cùng người khác giúp bạn thực hành nói, sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp thực tế.
  • Cách tránh: Tìm đối tác học hoặc tham gia các nhóm học tiếng, sự tương tác giữa người học giúp nâng cao kỹ năng giao tiếp.

Hãy nhớ rằng sự kiên nhẫn và kiên trì là chìa khóa cho việc tự học tiếng Đức hiệu quả. Chúc bạn có một hành trình tự học tiếng Đức tuyệt vời và sớm đạt được mục tiêu của bản thân.

Xem thêm:

Chương trình học tiếng Đức tại CMMB

Lịch Khai Giảng Học Tiếng Đức Hàng Tháng Tại CMMB

Kinh nghiệm thi đỗ tiếng Đức B1 Goethe sau 5.5 tháng

CMMB Việt Nam hy vọng bài viết đã phần nào giúp các bạn giải đáp những thắc mắc về việc học tiếng Đức, cũng như giúp các bạn tự tin, vững chắc hơn trên hành trình của mình.

“Das Leben ist nicht zu kurz, um Deutsch zu lernen!” – CMMB Việt Nam

Ngoài ra bạn cũng có thể tìm hiểu thêm lộ trình học tiếng Đức cho người mới bắt đầu thông qua các bài viết của chúng tôi như 5 phương pháp học tiếng Đức hiệu quảbí quyết học tiếng Đức từ A1 tới B2 nhé!

5/5 - (141 bình chọn)
Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on email
Email

20 bình luận

  1. ui cảm ơn trung tâm, mình đang tự học mà không biết nên bắt đầu từ đâu

  2. chăm chỉ học mỗi ngày ngữ pháp, nghe nhiều là sẽ tiến bộ nhé các bạn :V

  3. nói chúng tự học chỉ được 1 phần thôi, cứ đến trung tâm thì mới ổn hơn được.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

error: Content is protected !!

Gửi ý kiến đóng góp của bạn tại đây để CMMB ngày càng hoàn thiện, phát triển hơn
CMMB luôn sẵn sàng lắng nghe và tiếp thu.

CMMB luôn đón nhận các ý kiến đóng góp của học viên và phụ huynh để CMMB nâng cao trải nghiệm.

Gửi nội dung chương trình tài trợ đến: cmmbvietnam.edu@gmail.com
CMMB sẽ phản hồi lại nếu chương trình của bạn phù hợp.

Để lại thông tin nhận tư vấn MIỄN PHÍ từ đội ngũ nhân viên tư vấn chuyên nghiệp của CMMB.
Tất cả thông tin về khoá học, lịch học, lớp học thử trải nghiệm MIỄN PHÍ.

CỐ VẤN CMMB VIỆT NAM

Tiến sĩ. Bác sĩ. NGUYỄN THỊ NGUYỆT ÁNH

Tiến sĩ y khoa, chuyên ngành dịch tễ học, ĐH y khoa Kanazawa, Nhật Bản

Nguyên Công chức Vụ tổ chức cán bộ, Bộ Y Tế, Việt Nam

Nguyên nghiên cứu viên – bác sĩ tâm lý và tâm thần trẻ em và trẻ vị thành niên, Bệnh viện đại học Ulm, CHLB Đức

Tương lai của thế giới nằm trong lớp học của ngày hôm nay!