Vietnamese English 
Vietnamese English 

5 LƯU Ý CẦN NHỚ KHI KHÁM RĂNG TẠI ĐỨC

“Cái răng cái tóc là góc con người” – một hàm răng tốt sẽ mang lại sự tự tin về giao tiếp cũng như sức khỏe cho bạn. Việc đi khám răng tại Đức định kỳ đều mỗi năm là điều chúng ta nên làm dù là ở nước Đức hay bất kỳ Quốc gia nào trên thế giới. Hệ thống y tế và khám nha khoa ở mỗi quốc gia đều có những điểm khác nhau. Vậy với việc đi khám răng tại Đức thì cần lưu ý thông tin gì? Hãy cùng CMMB tìm hiểu ngay bài viết sau đây nhé! 

Khám răng tại Đức – Cực kỳ đơn giản nếu bạn làm đúng quy trình

1. Hiểu về các bác sĩ khám răng tại Đức 

Giống như các nước khác trên thế giới, tại Đức sẽ có có hai kiểu bác sĩ: các bác sĩ tư mở phòng khám tại nhà (Praxis) và các bác sĩ công làm việc tại các bệnh viện (Krankenhaus). Bác sĩ nha khoa hay còn gọi là Zahnarzt sẽ là người trực tiếp tư vấn cũng như điều trị răng miệng cho bạn.

Nhu cầu đi khám răng định kỳ (6 tháng/lần) và điều trị răng miệng của người Đức rất cao và thường là mọi người sẽ lựa chọn phòng khám tư nhân hơn các bệnh viện công vì để muốn rút ngắn thời gian chờ đợi cũng như sẽ nhanh chóng hơn.Tất nhiên chi phí của phòng khám tư sẽ cao hơn. Đội ngũ bác sỹ tại phòng khám tư nhân cũng có đủ năng lực và trình độ như các bác sỹ công trong việc khám, điều trị và cấp đơn thuốc. 

2. Cách đặt lịch hẹn đi khám răng tại Đức dễ dàng

Bạn có thể đặt lịch hẹn bằng nhiều cách như qua số điện thoại của phòng khám, địa chỉ Email, hoặc nếu gần có thể đến tận phòng khám và đặt lịch hẹn trực tiếp tại quầy tiếp đón. Ngoài ra, các bạn cần lưu ý nếu không đặt lịch hẹn trước bạn sẽ phải chờ rất lâu mới tới lượt mình để được vào khám. Điều đó sẽ phụ thuộc vào thời gian làm việc của các bác sĩ cũng như số lượng bệnh nhân của họ nhiều hay ít trong ngày hôm đó. Vậy nên hãy chú ý đặt lịch khám sớm nhé!

khám răng tại Đức và những điều bạn cần biết

Nhớ đặt lịch khám răng tại Đức sớm để không phải chờ đợi lâu nha

3. Khám răng tại Đức cần mang theo gì?

Thẻ bảo hiểm là vật quan trọng nhất mà bạn cần phải mang khi đi khám răng ở Đức. Thẻ bảo hiểm sẽ được bạn trình ra cho bác sĩ hoặc y tá sau khi khám xong để được miễn giảm chi phí khám răng. Bảo hiểm sẽ chi trả những dịch vụ khám cơ bản như cạo nha chu, trám răng (nếu đó là vết trám Amalgamfüllung ở răng hàm, cũng như vết trám Kompositfüllung ở răng cửa & răng nanh), cạo vôi răng…

Tại Đức, bạn sẽ được miễn phí chăm sóc răng miệng 1 lần 1 năm. Ngoài ra, bảo hiểm Đức sẽ chi trả một phần phí cho bạn theo quy định của họ khi bạn khám các bệnh lý về răng khác.

Tuy nhiên, bảo hiểm sẽ không hỗ trợ chi phí cho bạn liên quan tới vấn đề thẩm mỹ, ví dụ niềng răng, bọc răng sứ…

Sau khi khám xong, bác sỹ sẽ ghi cho bạn một hóa đơn trong đó có ghi rõ khoản tiền việc khám và khoản tiền bảo hiểm sẽ cho trả cho bạn. 

4. Chi phí khám răng tại Đức như thế nào?

Tùy vào dịch vụ bạn cần khám sẽ có mức chi phí khác nhau, với những trường hợp như làm sạch răng cơ bản thì sẽ được bảo hiểm y tế chi trả, bạn sẽ không mất đồng nào. Nhưng với các dịch vụ về làm đẹp như thẩm mỹ răng thì bạn sẽ phải chi trả toàn bộ chi phí (hoặc 1 phần chi phí tùy theo tình trạng răng). Lưu ý chi phí cho dịch vụ làm đẹp thẩm mỹ răng tại Đức rất cao. 

Bảo hiểm sẽ không chi trả các chi phí về răng thẩm mỹ như: niềng răng, bọc sứ… khi khám răng tại Đức

Và điều quan trọng nên nhớ khi đi khám, bạn cần hỏi rõ những khoản nào bảo hiểm sẽ chi trả, khoản nào sẽ chi trả 1 phần và nên hỏi giá tiền trước khi bắt đầu điều trị tránh trường hợp sau khi nhận hóa đơn sẽ bàng hoàng vì giá tiền quá cao. Cụ thể bảng giá một số dịch vụ răng miệng cơ bản tại Đức như sau: 

  • Trám răng:

Bảo hiểm Gesetzilich trả toàn bộ tiền trám nếu đó là vết trám Amalgamfüllung ở răng hàm, cũng như vết trám Kompositfüllung ở răng cửa & răng nanh.

Nếu bạn muốn trám Komposit ở răng hàm, bạn sẽ phải trả thêm một khoản tiền gọi là “Zuzahlung” hoặc “Eigenanteil”. Khoản tiền này bao nhiêu phụ thuộc vào vết trám to, bé, nông, sâu và phụ thuộc vào bác sỹ. Điều đó có nghĩa là đôi khi bác sĩ vẫn trám cho bạn bằng Komposit mà không lấy thêm khoản phụ phí này (có thể đơn giản vì vết trám khá bé)

  • Cạo vôi răng

Khi các bạn đi kiểm tra định kỳ, bạn sẽ được cạo vôi răng (Zahnsteinentfernung). Bảo hiểm trả cho việc cạo vôi răng 1 lần/năm. Cạo vôi răng nên làm định kỳ 6 tháng/năm để phòng tránh viêm nha chu. Một số bạn quan niệm cạo vôi răng làm hỏng lớp bảo vệ răng hay hỏng răng là không đúng.

5. Các cụm từ phổ biến tại phòng khám răng tại Đức

Và điều thứ 5, điều cực kỳ quan trọng. Hãy bỏ túi cho mình những từ vựng răng miệng siêu cần thiết để thuận lợi trong việc khám răng tại Đức nhé.

Học ngay các từ vựng cần thiết để khám răng tại Đức thuận lợi bạn nhé!

– der Kiefer: Hàm

– die Zahnhöhle: Khoang miệng

– die Zahnheilkunde: Khoa răng hàm mặt

– die Zahnfleisch: Lợi

– die Zahnwurzel: Chân răng

– das Gebiss: Hàm răng

– der Wurzelkanal: Tủy răng

– Loch in Zahn: Lỗ trong chân răng

– ein Stück vom Zahn verlieren: Sứt răng/ mẻ răng

– einen Zahn ziehen: Nhổ răng

– die Zahnkrone: Thân răng

– der Zahnnerv: Thần kinh răng

– die Zahnprothese: Hàm răng giả

– die Zahnspange: Niềng răng

– die Behandlung: Chữa, điều trị

– eine Zahnfüllung: Trám răng

– die Zahnreinigung: Làm sạch răng

– die Zähne sind empfindlich: Răng bị tê, bị buốt

– den Mund ausspülen: Súc miệng

– den Mund öffnen/aufmachen: Mở miệng ra

– Zahnbelag/Zahnstein entfernen lassen: Lấy/ cạo cao răng

– röntgen: Chụp X-quang

– Behren: Khoan

– Bleichen: Làm trắng

– Ausspülen: Súc miệng

Trên đây là những điều cần lưu ý khi đi khám răng tại Đức đối với các rất cần thiết cho các bạn học viên mới bước chân sang Đức. Các bác sĩ tại Đức rất thân thiện và nhẹ nhàng, nhất là đối với người nước ngoài, đồng thời hệ thống y tế Đức cũng được đánh giá là hệ thống y tế tốt nhất Châu Âu.

Vì vậy, các bạn học viên khi gặp các trường hợp về răng như đau, ê buốt răng, hay muốn thẩm mỹ răng thì đừng e ngại với việc tới khám bác sĩ. Và đừng quên chúng ta cần đi khám định kỳ răng miệng 6 tháng/năm dù răng bạn vẫn đang rất “khỏe mạnh” nhé!

Tìm hiểu thêm các chương trình học tiếng Đức lịch khai giảng tại đây nhé: link

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on email
Email

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

error: Content is protected !!

Gửi ý kiến đóng góp của bạn tại đây để CMMB ngày càng hoàn thiện, phát triển hơn
CMMB luôn sẵn sàng lắng nghe và tiếp thu.

CMMB luôn đón nhận các ý kiến đóng góp của học viên và phụ huynh để CMMB nâng cao trải nghiệm.

Gửi nội dung chương trình tài trợ đến: cmmbvietnam.edu@gmail.com
CMMB sẽ phản hồi lại nếu chương trình của bạn phù hợp.

Để lại thông tin nhận tư vấn MIỄN PHÍ từ đội ngũ nhân viên tư vấn chuyên nghiệp của CMMB.
Tất cả thông tin về khoá học, lịch học, lớp học thử trải nghiệm MIỄN PHÍ.

CỐ VẤN CMMB VIỆT NAM

Tiến sĩ. Bác sĩ. NGUYỄN THỊ NGUYỆT ÁNH

Tiến sĩ y khoa, chuyên ngành dịch tễ học, ĐH y khoa Kanazawa, Nhật Bản

Nguyên Công chức Vụ tổ chức cán bộ, Bộ Y Tế, Việt Nam

Nguyên nghiên cứu viên – bác sĩ tâm lý và tâm thần trẻ em và trẻ vị thành niên, Bệnh viện đại học Ulm, CHLB Đức

Tương lai của thế giới nằm trong lớp học của ngày hôm nay!