Đại Sứ Quán Việt Nam Tại Đức Và Điều Chưa Chắc Bạn Đã Biết
Đại sứ quán Việt Nam tại Đức đang tọa lạc tại đâu? Bạn có thể được trợ giúp gì thì Đại sứ Quán/Lãnh sứ quán Việt Nam tại Đức? Cùng CMMB tìm hiểu ngay qua bài viết này nhé!
Nội Dung Bài Viết
Đại Sứ Quán Việt Nam tại Đức
Đại sứ quán là cơ quan đại diện ngoại giao của một quốc gia này tại một quốc gia khác được thiết lập khi hai nước có quan hệ ngoại giao và đồng ý thiết lập cơ quan ngoại giao. Đại sứ quán luôn đặt ở thủ đô của một quốc gia. Do đó, tất cả các Đại sứ quán của các quốc gia khác tại Việt Nam đều đóng tại Hà Nội cũng như Đại sứ quán của Việt nam luôn nằm tại thủ đô của nước bạn.
Đại sứ quán/Lãnh sự quán Việt Nam tại Đức đặt trụ sở chính tại 02 thành phố lớn của Đức là Berlin và Frankfurt.
Đại sứ quán Việt Nam tại Đức
Đại sứ quán Việt Nam tại Đức
Dưới đây là thông tin liên hệ của Đại sứ quán Việt nam ở Berlin, Đức:
Địa chỉ: Elsenstraße 3, 12435 Berlin-Treptow
Số điện thoại: 030-536 30 108 (Tổng đài)
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam tại CHLB Đức: ông Vũ Quang Minh
Fax: 030-536 30 200
E-mail: sqvnberlin@vietnambotschaft.org
Website: http://www.vietnambotschaft.org/
Giờ làm việc: từ thứ 2 đến thứ 6
Sáng: từ 9.00 đến 12.30 (nhận hồ sơ từ 9.00 đến 12.30, trả kết quả từ 11.00 đến 12.30)
Chiều: từ 13.30 đến 17.00 (nhận hồ sơ từ 14.00 đến 16.30, trả kết quả từ 15.00 đến 16.30)
Giờ mở cửa tiếp khách lãnh sự:
Thứ Hai, Thứ Tư và Thứ Năm
Sáng từ 9.00 đến 12.30 (Nhận hồ sơ từ 9.00 đến 12.30, Trả kết quả từ 11.00 đến 12.30)
Chiều từ 14.00 đến 17.00 (Nhận hồ sơ từ 14.00 đến 17.00, Trả kết quả từ 15.00 đến 17.00)
Lịch nghỉ của Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin năm 2022
Năm 2023, Đại sứ quán đóng cửa và không tiếp khách lãnh sự trong những ngày sau:
Tháng 1: Thứ Sáu, 20/01/2023.
Tháng 4: Thứ Sáu, 07/04/2023 và Thứ Hai, 10/04/2023.
Tháng 5: Thứ Hai, 01/05/2023; Thứ Ba, 02/05/2023; Thứ Năm, 18/05/2023 và Thứ Hai, 29/05/2023.
Tháng 9: Thứ Sáu, 01/09/2023.
Tháng 10: Thứ Ba, 03/10/2023.
Tháng 12: Thứ Hai, 25/12/2023 và Thứ Ba, 26/12/2023.
Khu vực lãnh sự của Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin
Theo quy định phân chia khu vực lãnh sự, Đại sứ quán Việt Nam tại Đức có thẩm quyền giải quyết các hồ sơ lãnh sự của người Việt Nam cư trú tại 10 bang: Berlin, Brandenburg, Bremen, Hamburg, Meklenburg-Vorpommern, Niedersachsen, Sachsen, Sachsen-Anhalt, Schleswig-Holstein và Thüringen.
Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Frankfurt
Lãnh sự quán là cơ quan ngoại giao của một nước được đặt ở thành phố của một nước khác, phụ trách một vùng nào đó. Đây là nơi làm việc của Tổng Lãnh sự và các nhân viên ngoại giao. Cơ quan này được thiết lập sau Đại Sứ Quán, do các yếu tố khác như khối lượng công việc, yếu tố địa lý…
Lãnh sứ quán Việt Nam tại Đức
Hiện nay chỉ có duy nhất Đại sứ quán Việt Nam ở Berlin chứ không có Đại sứ quán Việt Nam tại Frankfurt. Văn phòng cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở Frankfurt là Tổng lãnh sự Việt Nam,
Dưới đây là thông tin liên hệ của Tổng lãnh sự Việt Nam tại Frankfurt:
Địa chỉ: Kennedy Allee 49, 60596 Frankfurt am Main
Cổng tiếp khách lãnh sự: Rubensstraße 30, 60596 Frankfurt am Main
Số điện thoại: +49 69 795 3365-0 (Tổng đài)
Hotline/Viber/WhatsApp: +49 69 795 3365-11
E-mail: visa@vietnam-generalkonsulat.de
Website: https://vietnam-generalkonsulat.de/
Giờ làm việc: thứ Hai – thứ Tư – Thứ Năm
Buổi sáng: 09:00 – 12:00
Buổi chiều: 14:00 – 17:00
Khu vực lãnh sự của Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Frankfurt, Đức
Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Frankfurt am Main có thẩm quyền giải quyết hồ sơ lãnh sự của người Việt Nam cư trú tại 6 bang: Hessen, Baden-Württenberg, Bayern, Rheinland-Pfalz, Nordrhein-Westfalen và Saarland.
Dịch vụ lãnh sự Đại sứ quán Việt Nam ở Đức
Kể từ ngày 01.11.2013, Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin và Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Frankfurt am Main tiếp nhận và giải quyết các công việc lãnh sự tại CHLB Đức theo phân công khu vực lãnh sự như sau:
Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin có thẩm quyền giải quyết các hồ sơ lãnh sự của người Việt Nam cư trú tại 10 bang: Berlin, Brandenburg, Bremen, Hamburg, Meklenburg-Vorpommern, Niedersachsen, Sachsen, Sachsen-Anhalt, Schleswig-Holstein và Thüringen.
Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Frankfurt am Main có thẩm quyền giải quyết hồ sơ lãnh sự của người Việt Nam cư trú tại 6 bang: Hessen, Baden-Württenberg, Bayern, Rheinland-Pfalz, Nordrhein-Westfalen và Saarland.=
Người Việt Nam có trách nhiệm nộp hoặc gửi các hồ sơ lãnh sự sau đây theo đúng khu vực lãnh sự quy định tại các điểm 1 và 2 trên đây.
Hồ sơ xin cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ; cấp, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu phổ thông, giấy thông hành, tem AB;
Hồ sơ về hộ tịch;
Hồ sơ về quốc tịch;
Hồ sơ hợp pháp hóa lãnh sự;
Đại sứ quán Việt Nam tại Đức
đ. Hồ sơ đăng ký công dân;
Hồ sơ đăng ký giữ quốc tịch;
Hồ sơ về ủy thác tư pháp có liên quan đến công dân Việt Nam ở Đức theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam;
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nhập cảnh thi hài, di hài;
Hồ sơ lãnh sự để giúp công dân, pháp nhân Việt Nam giải quyết những vấn đề liên quan đến thừa kế tài sản hoặc nhận lại tài sản thừa kế được mở có lợi cho nhà nước Việt Nam;
Đơn từ và chứng cứ liên quan đến công dân, pháp nhân Việt Nam để chuyển cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam xem xét, giải quyết.
Người Việt Nam có trách nhiệm xác định nơi cư trú của mình thuộc bang nào của Đức để nộp hoặc gửi hồ sơ cho Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin hoặc Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Frankfurt am Main theo đúng khu vực được phân công nêu tại các điểm 1.1 và 1.2 trên.
Hồ sơ lãnh sự của người Việt Nam nộp cho hoặc gửi đến Cơ quan đại diện không theo đúng khu vực lãnh sự được phân công sẽ không được giải quyết và bị gửi trả lại. Người nộp hoặc gửi hồ sơ phải chịu mọi chi phí phát sinh liên quan, trừ những trường hợp khẩn cấp như: cấp lại hộ chiếu, giấy thông hành cho người Việt Nam do bị mất tại Đức khi đi công tác, thăm người thân ở nước ngoài hoặc đăng ký khai tử, cấp Giấy phép nhập cảnh thi hài, di hài hoặc vì lý do sức khỏe, an toàn, an ninh được xác định tại Quy định về việc phân công thực hiện chức năng lãnh sự giữa Đại sứ quán và các Tổng lãnh sự quán tại cùng một địa bàn ban hành kèm theo Quyết định số 2287/QĐ-BNG ngày 22.09.2013 của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao.
Người Việt Nam có thể nộp tại hoặc gửi đến Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin hoặc Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Frankfurt am Main các hồ sơ lãnh sự sau đây:
Cấp giấy miễn thị thực;
Công chứng, chứng thực;
Chứng nhận lãnh sự và hợp pháp hóa lãnh sự, nếu Đại sứ quán hoặc Tổng lãnh sự quán được giới thiệu trước về mẫu con dấu và mẫu chữ ký của cơ quan có thẩm quyền nước sở tại.
3. Phân biệt Đại sự quán và Lãnh sự quán:
Tiêu chí
Đại Sứ Quán
Lãnh sự quán
Khái niệm
Đại sứ quán là gì? Là cơ quan đại diện ngoại giao của một quốc gia này tại một quốc gia khác được thiết lập khi 2 nước có quan hệ ngoại giao và đồng ý thiết lập cơ quan ngoại giao.
Lãnh Sự Quán là gì? Là cơ quan ngoại giao của một nước được đặt ở thành phố của một nước khác, phụ trách một vùng nào đó.
Mục đích thiết lập
Đại sứ quán (ĐSQ) được thiết lập khi 2 nước có quan hệ ngoại giao và đồng ý thiết lập cơ quan ngoại giao.
Cơ quan này được thiết lập sau Đại Sứ Quán, khi quan hệ ngoại giao của 2 nước đạt đến một mức nào đó, thấy cần thiết phải có thêm Tổng Lãnh Sự Quán.
Vị trí
ĐSQ luôn luôn đặt tại thủ đô, như vậy tất cả đại sứ quán đều đóng tại Hà Nội.
Tổng Lãnh Sự quán thường được đặt ở các thành phố lớn.
Chức vụ
Người đứng đầu là Đại Sứ, tiếp đó là các chức vụ khác như Tham tán, Bí thư, Tùy viên,…..
Người đứng đầu TLSQ là Tổng Lãnh Sự, tiếp đó là Phó Tổng Lãnh Sự, Lãnh Sự, Phó Lãnh Sự, Tùy Viên,…
Nhiệm vụ quyền hạn của người đứng đầu
– Người đứng đầu Đại Sứ Quán là Ngài Đại Sứ (hay còn gọi là Ngài Đại Sứ Đặc Mệnh Toàn Quyền) có quyền hạn trên phạm vi cả nước trong các vấn đề như visa, kinh tế, văn hóa, chính trị,…– Đại Sứ sẽ chịu trách nhiệm báo cáo lên Bộ Ngoại Giao của nước sở tại.
– Cấp trên của Ngài Tổng Lãnh Sự là Bộ Trưởng Ngoại Giao, TLSQ cũng báo cáo lên Bộ Ngoại Giao, không phải báo cáo lên Đại Sứ Quán.– TLSQ nhỏ hơn Đại sứ Quán nhưng hoạt động độc lập với Đại Sứ Quán.
– TLSQ cũng làm các việc như ĐSQ và có trách nhiệm trong
Về ngoại giao
– Chỉ Ngài Đại Sứ Đặc Mệnh Toàn Quyền mới có thể thay mặt chính phủ nước đó truyền đạt các ý kiến quan trọng.
– TLSQ có trách nhiệm trong vùng mình quản lý.
Lĩnh vực hoạt động
Hoạt động của ĐSQ rộng hơn, gồm nhiều lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế,..
Hoạt động của TLSQ hẹp hơn, chủ yếu là kinh tế và visa.
Qua bài viết này, CMMB đã cung cấp cho các bạn những thông tin tổng quát nhất về Đại sứ quán, Lãnh sứ quán Việt Nam tại Đức và những hồ sơ thủ tục bạn có thể làm tại đây. Các bạn còn muốn biết những thông gì? Liên hệ ngay CMMB đã được hỗ trợ và giải đáp tận tình nhé!
Để lại thông tin nhận tư vấn MIỄN PHÍ từ đội ngũ nhân viên tư vấn chuyên nghiệp của CMMB. Tất cả thông tin về khoá học, lịch học, lớp học thử trải nghiệm MIỄN PHÍ.
CỐ VẤN CMMB VIỆT NAM
Tiến sĩ. Bác sĩ. NGUYỄN THỊ NGUYỆT ÁNH
Tiến sĩ y khoa, chuyên ngành dịch tễ học, ĐH y khoa Kanazawa, Nhật Bản
Nguyên Công chức Vụ tổ chức cán bộ, Bộ Y Tế, Việt Nam
Nguyên nghiên cứu viên – bác sĩ tâm lý và tâm thần trẻ em và trẻ vị thành niên, Bệnh viện đại học Ulm, CHLB Đức
Tương lai của thế giới nằm trong lớp học của ngày hôm nay!