Vietnamese English 
Vietnamese English 

Frohe Ostern: Nguồn gốc, ý nghĩa và biểu tường của Lễ Phục Sinh

Không chỉ dành riêng cho người công giáo, mà tất cả người dân Đức bao gồm cả học viên chương trình du học nghề đều có cơ hội tham gia Ostern Lễ Phục Sinh, vừa trải nghiệm nghi thức thiêng liêng của người sùng đạo, vừa khám phá văn hóa đón Lễ đặc trưng của CHLB Đức. 

Lễ Phục Sinh - Du học nghề Đức

1. Lễ Phục Sinh tổ chức vào thời gian nào trong năm? 

Trong niềm tin tín ngưỡng của Ki-tô giáo (Công giáo, Chính thống giáo, Tin lành, Anh giáo) thì Lễ Phục Sinh là ngày Lễ quan trọng nhất trong năm. Ngày Lễ này tưởng niệm lại cuộc thương khó của Chúa Giê-su, và hy vọng vào sự sống lại mai sau. 

Thời xưa, người ta gọi Lễ Phục Sinh là Lễ hội mùa xuân (Frühlingsfest/spring festival) hay “Ostarum” người Đức gọi là “Ostara” và danh từ “Ostern/ Easter” nguồn gốc từ chữ “Ost/ East” hướng về phương đông mùa xuân mặt trời sắp lên.

Lễ Phục Sinh là ngày Lễ chung trên toàn thế giới của các Ki-tô hữu, không có ngày cố định trong năm mà dựa vào lịch Phụng Vụ. Tính về dương lịch, ngày Lễ này rơi vào khoảng cuối tháng 3 hoặc giữa tháng 4 hàng năm. Ngày Chúa Nhật Phục Sinh năm nay trùng vào ngày 17/04/2022 dương lịch. 

Trong lịch Phụng Vụ của người Ki-tô hữu, chuẩn bị cho mùa Phục Sinh là mùa chay, bắt đầu bằng ngày Gründonnerstag –  theo Kinh Thánh thì đây là ngày mà Chúa Jesus đã chia sẻ bữa ăn tối cuối cùng với các môn đệ. Cũng chính trong ngày hôm đó, Ngài đã bị phản bội và bị bắt giữ và bước vào cuộc thương khó, cuối cùng chết trên cây Thánh Giá để cứu chuộc nhân loại. 

Mùa chay kéo dài 40 ngày là thời gian để các tín hữu ăn năn sám hối, giữ chay tịnh, tích cực làm việc lành phúc đức, sau đó sẽ đón nhận niềm vui mùa Phục Sinh. Thời gian linh thiêng nhất của Lễ Phục Sinh là tuần Thánh.

  • Thứ 5 Tuần Thánh với Lễ Rửa Chân (Leiden) tái hiện nghi thức Chúa Gie-su cúi xuống rửa chân cho các môn đệ để dạy các ông về luật yêu thương: “Vậy, nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau…..Thầy ban cho anh em một điều răn mới, là hãy yêu thương nhau như Thầy yêu thương anh em.”
  • Thứ 6 Tuần Thánh (Karfreitag) tưởng niệm cuộc khổ nạn và chịu chết của Chúa Giê-su (Tod). Ngày hôm nay các nhà thờ trên toàn thế giới sẽ không rung chuông. Tín hữu đến nhà thờ để ngắm 15 sự thương khó Chúa Giê-su, thực hiện nghi thức hôn chân Chúa và chầu Thánh Thể.
  • Đêm vọng Phục Sinh vào đêm thứ 7 là Thánh Lễ Chúa Sống Lại (Auferstehung).

Sau đêm vọng Phục Sinh, người Ki-tô hữu đón mừng Ostersonntag – ngày Chúa nhật Phục Sinh: Theo Kinh Thánh, vào ngày thứ nhất trong tuần (Chủ Nhật), các bà sùng mộ đạo đi thăm mộ Chúa thì thấy chiếc quan tài trống, các cuộn vài trắng bó xác Chúa và khăn liệm mặt được gấp gọn gàng để trong đó. Thiên thần hiện ra bảo các bà đi truyền tin Chúa Sống Lại cho các môn đệ của người. Ngày Chúa Nhật Phục Sinh trở thành ngày vui nhất trong năm của tín hữu Ki-tô Giáo. Và mùa Phục Sinh kéo dài 50 ngày cho đến Chúa Nhật Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống (Pfingsten) vào tháng 5.

2. Ý nghĩa của Lễ Phục Sinh 

Lễ Phục Sinh là trọng tâm trong niềm tin của người Ki-tô Giáo. Người Ki-tô hữu tin rằng Chúa Giê-su đã chết trên cây Thánh giá và sống lại. Ngài đã chuộc hết lỗi lầm cho nhân loại và mở cửa Thiên Đàng để những ai tin vào người cũng sẽ được Phúc Sinh trong ngày sau hết và lên Thiên Đàng hưởng phúc.

3. Biểu tượng của Lễ Phục Sinh 

Lễ Phục Sinh có một số biểu tượng của riêng người Ki-tô Giáo như là: lửa, nước, ánh sáng, nến. Nhưng cũng có những biểu tượng chung mà tất cả mọi người đều hưởng ứng và tham dự. 

3.1 Trứng Phục Sinh 

Bắt nguồn từ truyền thống xa xưa, trứng mang hàm ý về sự sinh sôi nảy nở. Vào dịp Lễ Phục Sinh, mọi người vẽ hoặc trang trí những quả trứng bắt mắt, nhiều màu sắc và tặng cho nhau như một lời chúc may mắn, bình an và niềm vui. Trứng Phục Sinh có thể được làm từ trứng gà/vịt thật được luộc chín, đảm bảo không bị dập nứt vỏ. Trung này treo lên có thể để rất lâu, ruột trứng tự tiêu biến còn lại chiếc vỏ sặc sỡ làm vật trang trí trong nhà. 

Trứng Phục Sinh cũng có thể được làm từ thạch cao, socola, len v.v phù hợp với thẩm mỹ, nhu cầu và sự sáng tạo của mỗi người.

• Trứng Phục sinh là biểu tượng của khởi đầu và hướng đến Thiên Chúa.
• Trứng còn là biểu tượng Phục sinh, hồi sinh.
• Trứng Phục sinh được nhuộm đỏ để tưởng niệm về cái chết của Chúa Giêsu, vỏ cứng của quả trứng tượng trưng cho ngôi mộ bị niêm phong của Chúa. Việc đập vỏ trứng là biểu tượng của sự hồi sinh, sống lại từ cái chết.
• Trứng có hình tròn, chính là điểm bắt đầu và cũng là điểm kết thúc.
Nhìn chung, khi nhắc đến ý nghĩa của trứng Phục sinh thì chúng ta có thể hiểu nó là biểu tượng của sự sống và sự bình an, của niềm tin và hi vọng của mỗi tín hữu Kitô giáo với Chúa Giêsu. Người ta tặng nhau những quả trứng Phục sinh là muốn gửi trao đến cho nhau niềm vui và hi vọng về những điều mới, tốt đẹp hơn.

3.2 Thỏ Phục Sinh 

Cũng mang ý nghĩa về sinh sản, sức sống dồi dào và mạnh mẽ, Thỏ cũng là biểu tượng của ngày Lễ Phục Sinh. 

Còn có một truyền thuyết khác rằng, chú thỏ gắn với truyền thuyết Ostara, hay gọi là Easter – tên của vị nữ thần mùa xuân. Có một năm, nữ thần mang mùa xuân tới Trái Đất bị muộn nên muôn loài phải chịu giá lạnh, trong đó một chú chim non bị đóng băng hai cánh và sắp chết. Vì thương nên nữ thần đã hô biến chú chim thành chú thỏ, ban cho khả năng đẻ trứng và chạy nhanh và dặn dò thỏ làm công việc tặng quà cho trẻ em khi mùa xuân về. Sau này, chú thỏ vô tình khiến Ostara nổi giận nên bị ném lên bầu trời và hóa thành chòm sao Lepus. Từ đó, một năm thỏ chỉ được xuống nhân gian một lần vào mùa xuân để tặng trứng cho người dân. 

Và cũng từ đó, biểu tượng thỏ mang trứng (Osterhase bringt Ostereier) ra đời, trở thành nét đặc trưng riêng của ngày Lễ Phục Sinh ở phương tây.

Cũng trong một nguồn thông tin khác, biểu tượng Thỏ Phục Sinh bắt nguồn  từ những tín hữu của giáo hội Luther ở Đức. thỏ Phục Sinh ban đầu đóng vai trò một người phân xử, đánh giá xem liệu những đứa trẻ đã cư xử ngoan ngoãn hay là không vâng lời vào lúc bắt đầu mùa Phục Sinh. Thỉnh thoảng, thỏ Phục Sinh được mô tả là có mặc quần áo. Theo truyền thuyết, nhân vật này mang những quả trứng có màu trong giỏ của mình, kẹo và đôi khi cả đồ chơi đến nhà của trẻ nhỏ. Cũng tương tự như ông già Noel, cả hai đều mang quà đến cho trẻ em vào buổi tối trước ngày lễ tương ứng của họ (thỏ Phục Sinh vào Lễ Phục Sinh còn ông già Noel vào Lễ Giáng Sinh)

Các bạn đã tham dự Lễ Phục Sinh bao giờ chưa? Và tham dự hoạt động nào? Hãy cùng chia sẻ với CMMB nha!

3.3 Ngày Hội Lễ Phục Sinh tại CMMB

Bật mí với các bạn, vào ngày 15/2/2022 tới đây, các học viên CMMBer sẽ có một chương trình NGÀY HỘI LỄ PHỤC SINH siêu hấp dẫn: vẽ trứng, nặn thỏ, văn nghệ tưng bừng, tiệc ngọt siêu ngon và đặc biệt đây là không gian để gắn kết CMMBer, lên tinh thần học tập máu lửa cho tất các bạn.

Cùng chờ đón các hình ảnh vui nhộn của ngày hội nha!!!!

Văn phòng tại Việt Nam

Thông tin liên hệ: 

-Văn phòng Hà Nội: Đức Đại Office, 302 Nguyễn Trãi, Nam Từ Liêm
Hotline/Zalo: 02473.041.711 / 0986.504.482
-Văn phòng Sài Gòn: 255 Nguyễn Đình Chiểu, P5, Quận 3
Hotline/Zalo: 02873.041.711 / 0948.701.380
-E-mail: contact@cmmbvietnam.com

Văn phòng CMMB tại CHLB Đức:

Thông tin liên hệ: 

-Văn phòng CMMB tại CHLB Đức: Turmstr. 29, 89231 Neu-Ulm
Tel. (Viber, Zalo, Whatsapp): 015256489049 / 01733911278
-E-Mail: contact@cmmbvietnam.com

 

Rate this post
Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on email
Email

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

error: Content is protected !!

Gửi ý kiến đóng góp của bạn tại đây để CMMB ngày càng hoàn thiện, phát triển hơn
CMMB luôn sẵn sàng lắng nghe và tiếp thu.

CMMB luôn đón nhận các ý kiến đóng góp của học viên và phụ huynh để CMMB nâng cao trải nghiệm.

Gửi nội dung chương trình tài trợ đến: cmmbvietnam.edu@gmail.com
CMMB sẽ phản hồi lại nếu chương trình của bạn phù hợp.

Để lại thông tin nhận tư vấn MIỄN PHÍ từ đội ngũ nhân viên tư vấn chuyên nghiệp của CMMB.
Tất cả thông tin về khoá học, lịch học, lớp học thử trải nghiệm MIỄN PHÍ.

CỐ VẤN CMMB VIỆT NAM

Tiến sĩ. Bác sĩ. NGUYỄN THỊ NGUYỆT ÁNH

Tiến sĩ y khoa, chuyên ngành dịch tễ học, ĐH y khoa Kanazawa, Nhật Bản

Nguyên Công chức Vụ tổ chức cán bộ, Bộ Y Tế, Việt Nam

Nguyên nghiên cứu viên – bác sĩ tâm lý và tâm thần trẻ em và trẻ vị thành niên, Bệnh viện đại học Ulm, CHLB Đức

Tương lai của thế giới nằm trong lớp học của ngày hôm nay!