Vietnamese English 
Vietnamese English 

Tư duy phản biện quan trọng như thế nào trong việc học tiếng Đức?

Khi được hỏi về kỹ năng nào là kỹ năng quan trọng nhất trong một hồ sơ xin ứng tuyển, một câu trả lời phổ biến đó chính là khả năng tư duy phản biện. Vậy khả năng tư duy phản biện là gì? Vì sao đây lại là một khả năng quan trọng và đắt giá như vậy, nó đóng vai trò như thế nào trong việc học ngoại ngữ, và làm thế nào để chúng ta có thể trau dồi và cải thiện khả năng tư duy phản biện của chúng ta?

tư duy phản biện trong việc học tiếng đức

Tư duy phản biện là gì? Làm thế nào để phát triển tư duy phản biện?

Về cơ bản, tư duy phản biện là khả năng tổng hợp phân tích khi tiếp nhận một thông tin mới. Trên thực tế khi tiếp nhận một thông tin mới, ai trong chúng ta cũng đều có phản ứng khác nhau, cách tiếp nhận khác nhau. Bởi vì mỗi cá nhân được sinh ra trong một hoàn cảnh khác nhau với môi trường giáo dục và môi trường sống khác nhau, nên độ “thẩm thấu” của thông tin đối với chúng ta cũng có sự khác biệt.

Chính vì sự khác biệt này nên chúng ta mới có những người có khả năng suy nghĩ, tư duy logic và phản biện một cách thiên phú. Tuy nhiên, một điều đáng mừng đó là tư duy phản biện cũng là một kỹ năng, và cũng giống như với mọi kỹ năng khác, với thời gian và sự khổ luyện có chủ đích, kỹ năng tư duy phản biện của chúng ta sẽ được cải thiện.

Não bộ của chúng ta là một kho thông tin và kho dữ liệu khổng lồ. Những người có khả năng tư duy phản biện tốt là người có khả năng nhanh chóng nhìn ra sự kết nối giữa các thông tin. Đối với những người có thiên phú sáng tạo và tư duy phân tích tốt, những sự kết nối giữa các thông tin này hình thành vô cùng dễ dàng và thậm chí có phần “ngẫu nhiên”. Một minh chứng điển hình cho điều này, đó là những người có khiếu hài hước tinh tế thường là những người có khả năng tư duy tốt.

Tóm lại, bỏ qua những ngôn từ cao siêu và những định nghĩa lằng nhằng ở phía trên, làm thế nào để chúng ta có thể cải thiện được tư duy phản biện của chúng ta? Dưới đây là 3 điều ai trong chúng ta cũng có thể thực hiện ngay hôm nay để tư duy phản biện trở nên nhạy bén và hiệu quả hơn.

Luyện tập tiếp nhận thông tin một cách chậm rãi và sâu lắng

Trong xã hội hiện đại với sự dội bom thông tin của mạng xã hội và những mẩu clip, mẩu quảng cáo 1-3 phút, não bộ của chúng ta đang thực sự bị “quá tải”. Ở thế kỷ 21 hiện đại, có nhiều hơn bao giờ hết số lượng trẻ em và trẻ vị thành niên bị chẩn đoán mắc hội chứng ADHD – Hội chứng rối loạn tăng động suy giảm khả năng tập trung. Những hình ảnh trên mạng được thiết kế để liên tục kích thích não bộ, liên tục mang đến cái mới mẻ và liên tục ức chế não bộ sản sinh ra dopamine. Đã có quá nhiều nghiên cứu chỉ ra ảnh hưởng của mạng Internet và mạng xã hội đối với khả năng tập trung của chúng ta.

Chính vì thế, nếu thực sự muốn phát triển kỹ năng tư duy phản biện, hãy hít một hơi sâu, ngồi thẳng người, thư giãn đầu óc, và tập trung tiếp nhận thông tin đang được trình bày đến chúng ta. Hãy tìm cách giảm dần các kích thích não bộ từ mạng Internet và dành thời gian suy nghĩ về mọi thứ xung quanh chúng ta.

Trên thực tế, từ thời điểm mở mắt vào sáng sớm cho đến khi nhắm mắt lại đi ngủ, có hàng trăm điều xảy ra trong một ngày. Hãy luyện tập việc suy nghĩ sâu sắc với một thông tin mới. Hãy để cho não bộ có thời gian khởi động, “thẩm thấu” và nghiền ngẫm thông tin, thay vì liên tục “dội bom” bản thân với những hình ảnh màu sắc sặc sỡ hay những thông tin giật gân nhưng kém giá trị tinh thần. Nói cách khác, hãy sống “thật” và sống “chậm” lại!

Luyện tập cách đặt câu hỏi phản biện

Như đã nói ở trên, việc thiết lập các mối quan hệ trong não của chúng ta là việc quan trọng khi tiếp nhận và xử lý thông tin. Giả sử khi phải đối mặt với một vấn đề, chúng ta cần có khả năng tư duy để hình dung và mường tượng ra được các hậu quả, các giải pháp khả thi, hoặc các vấn đề và khía cạnh liên quan khác.

Điều này liên quan mật thiết đến khả năng tưởng tượng và đặt câu hỏi cho chính bản thân chúng ta. Để khởi động, đây là 3 câu hỏi luôn luôn có thể được sử dụng trong mọi tình huống để có một cái nhìn hoặc một đánh giá đối với một vấn đề sâu sắc hơn.

1. Đặt câu hỏi để tư duy phản biện

  • Vì sao? Vì sao điều này lại xảy ra? Nguyên nhân, lý do của điều này là gì? Nguồn gốc, xuất xứ? Mục đích?
  • Như thế nào? Điều này đã diễn ra như thế nào? Các tính chất của nó như thế nào? Cường độ? Tần suất? Ảnh hưởng?
  • Thì sao? Điều này xảy ra thì sao? Hệ quả của điều này là gì? Điều này sẽ dẫn đến điều gì khác?

Trên thực tế, có rất nhiều câu hỏi chúng ta có thể tự đặt cho bản thân để kích thích tư duy và suy nghĩ khi tiếp nhận và xử lý thông tin mới. Đây chính là mấu chốt của khả năng tư duy phản biện.

2. Trau dồi vốn kiến thức xã hội

Làm sao để có thể tạo ra được các sự liên kết với kho kiến thức trong não bộ của chúng ta, nếu như trong chiếc kho đó có quá ít dữ liệu? Hãy liên tục mở rộng kiến thức, tìm kiếm những chủ đề thú vị về cuộc sống, con người, văn hóa, chính trị, xã hội. Hãy đọc sách, theo dõi tin tức, các podcast của các nhân vật thành công trong cuộc sống. Hãy liên tục học hỏi, tìm hiểu, mở rộng kiến thức và nâng cấp giá trị của bản thân mình.

Vai trò của tư duy phản biện trong việc học ngoại ngữ

Trong việc học ngoại ngữ, đặc biệt đối với những ngôn ngữ không cùng hệ thống tiếng Việt của chúng ta như tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Pháp thì tư duy phản biện càng đóng một vai trò quan trọng.

Lấy việc học tiếng Đức làm ví dụ. Tiếng Đức nổi tiếng “khó nhằn” với quá nhiều quy tắc và ngoại lệ. Người học tiếng Đức cần đạt được hai yếu tố để có thể hấp thụ ngôn ngữ này một cách hiệu quả. Yếu tố thứ nhất là sự thấu hiểu về hệ thống ngôn ngữ, về ngữ pháp, về các quy tắc và tính logic trong các quy tắc của tiếng Đức. Điều kiện đầu tiên để đạt được điều này, đó là các bạn cũng cần có một sự thành thạo và khả năng sử dụng tiếng Việt – tiếng mẹ đẻ của các bạn một cách hiệu quả.

Lúc này, bằng tư duy phản biện, người học có thể nghiền ngẫm, nghiên cứu và suy nghĩ về các khái niệm, các quy tắc ngữ pháp của tiếng Đức, tạo ra sự đối chiếu và so sánh với tiếng mẹ đẻ, để có thể áp dụng được vào các trường hợp và ngữ cảnh khác nhau, thay vì chỉ đơn giản là học thuộc lòng như một chú vẹt. Việc học thuộc lòng thực sự chỉ là bước 1, nếu người học muốn tiến xa hơn đối với việc học ngoại ngữ, khả năng suy nghĩ, phân tích, tưởng tượng ra các ngữ cảnh khác nhau để có thể áp dụng kiến thức là vô cùng quan trọng. Tất cả những điều này đều chính là tư duy phản biện.

Yếu tố thứ hai là khả năng xâu chuỗi thông tin. Như đã phân tích ở trên, đây chính là một phần của tư duy phản biện, và có thể nói là phần quan trọng nhất. Trong một đoạn văn, một đoạn hội thoại, sẽ luôn có những từ vựng mới mà người học chưa nắm được. Lúc này, bằng khả năng liên tưởng, xâu chuỗi thông tin (giọng văn, sắc thái, ngữ cảnh, hoặc dựa trên những từ vựng đã biết), mà người học có thể suy luận ra được ý nghĩa của đoạn văn hoặc đoạn hội thoại.

Điều này cực kỳ quan trọng, với việc liên tục tiếp xúc và va chạm với tiếng Đức cùng sự liên tục phân tích, suy nghĩ và kích hoạt tư duy của não bộ sẽ giúp hình thành các “lối mòn” trong não của chúng ta. Từ đó thúc đẩy phản xạ giao tiếp và mở rộng khối lượng từ vựng, kiến thức của người học một cách chắc chắn.

Trên thực tế, tầm ảnh hưởng và vai trò quan trọng của tư duy phản biện không được thể hiện quá rõ ở trình độ A1 và A2. Nhưng khi người học tiếp cận đến trình độ B1, rất nhiều người đã gặp rất nhiều vất vả, và điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu khi tiến đến trình độ B1, ngoài việc người học cần có một nền tảng vững chắc, người học cần có khả năng tư duy phản biện tốt để có thể liên tục tổng hợp kiến thức đã học, ứng dụng và dung nạp kiến thức mới.

Tuy nhiên, tư duy phản biện không phải là một kỹ năng gì đó quá cao siêu và thần thánh. Sau cùng thì nó cũng chỉ là một kỹ năng, một công cụ để giúp chúng ta phát triển bản thân, làm việc và học tập hiệu quả hơn. Hi vọng rằng bài viết này sẽ giúp chúng ta có động lực tìm hiểu và thúc đẩy bản thân phát triển kỹ năng tư duy phản biện vô cùng quan trọng này.

Rate this post
Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on email
Email

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

error: Content is protected !!

Gửi ý kiến đóng góp của bạn tại đây để CMMB ngày càng hoàn thiện, phát triển hơn
CMMB luôn sẵn sàng lắng nghe và tiếp thu.

CMMB luôn đón nhận các ý kiến đóng góp của học viên và phụ huynh để CMMB nâng cao trải nghiệm.

Gửi nội dung chương trình tài trợ đến: cmmbvietnam.edu@gmail.com
CMMB sẽ phản hồi lại nếu chương trình của bạn phù hợp.

Để lại thông tin nhận tư vấn MIỄN PHÍ từ đội ngũ nhân viên tư vấn chuyên nghiệp của CMMB.
Tất cả thông tin về khoá học, lịch học, lớp học thử trải nghiệm MIỄN PHÍ.

CỐ VẤN CMMB VIỆT NAM

Tiến sĩ. Bác sĩ. NGUYỄN THỊ NGUYỆT ÁNH

Tiến sĩ y khoa, chuyên ngành dịch tễ học, ĐH y khoa Kanazawa, Nhật Bản

Nguyên Công chức Vụ tổ chức cán bộ, Bộ Y Tế, Việt Nam

Nguyên nghiên cứu viên – bác sĩ tâm lý và tâm thần trẻ em và trẻ vị thành niên, Bệnh viện đại học Ulm, CHLB Đức

Tương lai của thế giới nằm trong lớp học của ngày hôm nay!