Vietnamese English 
Vietnamese English 

Vì sao chúng ta nên học thêm một ngôn ngữ?

“Không ngôn ngữ nào có thể được học và hiểu một cách đúng đắn khi chỉ được học như một công cụ để phục vụ cho những mục đích khác. Thực chất ngôn ngữ sẽ giúp phục vụ cho những mục đích khác tốt hơn, triết học hay lịch sử, khi nó được học vì tình yêu đối với ngôn ngữ, vì chính nó.” – J.R.R. Tolkien, tạm dịch

1. Vai trò và tầm ảnh hưởng của ngôn ngữ

Trong lịch sử phát triển của loài người, có một yếu tố quyết định đã giải phóng tổ tiên của chúng ta từ nơi rừng sâu sông núi để chuyển mình theo dòng thời gian thành những nền văn minh vĩ đại và đưa con người đạt đến đỉnh cao của chuỗi thức ăn.

Yếu tố quyết định này đã mang đến cho tổ tiên chúng ta khả năng trao đổi thông tin, diễn đạt và bày tỏ cảm xúc, lưu truyền kiến thức từ đời này qua đời khác, v… v… Có thể nói, trong tất cả những công cụ được phát minh bởi tổ tiên con người, có lẽ công cụ quan trọng nhất chính là để phục vụ cho những mục đích trên. Vâng, đó chính là ngôn ngữ.

vì sao nên học thêm một ngôn ngữ nữa
Học thêm một ngôn ngữ mới

Sự đa dạng của ngôn ngữ trên toàn thế giới cho thấy dù ở bất kỳ môi trường sống hay cộng đồng nào, con người từ xa xưa đã ý thức được tầm quan trọng của việc giao tiếp. Nếu như ở thời nguyên thủy, ngôn ngữ giúp những cá thể trong một cộng đồng chỉ đơn giản là có thể phối hợp với nhau trong những lần săn bắn, hoặc trong việc tìm kiếm bạn tình, thì theo thời gian, sự phát triển và mở rộng của những cộng đồng này ngày một tăng lên, kéo theo nhu cầu giao tiếp giữa những cộng đồng con người khác nhau.

Xuất phát điểm là những bộ lạc và bộ tộc mà vẫn còn lưu dấu tại một vài khu vực biển đảo hoặc châu Phi ngày nay, cho đến sự hình thành của các đế chế và các quốc gia lịch sử. Vào khoảng năm 3000 trước công nguyên, khái niệm thương nghiệp và trao đổi hàng hóa hình thành, nhu cầu giao tiếp liên tục lại được đẩy mạnh và phát triển. Xuôi theo dòng thời gian, chúng ta nhìn ra sự phát triển, nguyên lý vận hành và vai trò của ngôn ngữ trong thế giới hiện đại ngày nay.

2.Tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ:

Chẳng phải việc học ngoại ngữ là một khái niệm gì đó mới lạ, mà nó đã tồn tại từ rất lâu đời trong lịch sử phát triển của loài người. Từ việc những cộng đồng, bộ tộc hay bộ lạc nhỏ, hợp nhất lại thành những đế chế, quốc gia. Từ những thương vụ xuyên lục địa ngày xưa trải hàng ngàn dặm. Từ chiến tranh, xâm lược, đô hộ, đồng hóa, v… v…

Chính ngôn ngữ là cầu nối thúc đẩy sự tương tác và gắn kết giữa con người và con người. Việc học ngoại ngữ lúc này nảy ra như một nhu cầu tất yếu của việc mở rộng phạm vi và quy mô phát triển của một cộng đồng. Chẳng thế mà ngày xưa, những vĩ nhân đều gắn với khả năng sử dụng ngoại ngữ đáng nể phục.

vì sao nên học thêm một ngôn ngữ nữa

“Không ngôn ngữ nào có thể được học và hiểu một cách đúng đắn khi chỉ được học như một công cụ để phục vụ cho những mục đích khác. Thực chất ngôn ngữ sẽ giúp phục vụ cho những mục đích khác tốt hơn, triết học hay lịch sử, khi nó được học vì tình yêu đối với ngôn ngữ, vì chính nó.” – J.R.R. Tolkien, tạm dịch 

Nhà văn vĩ đại J.R.R. Tolkien có thể nói được tới 35 ngôn ngữ, bao gồm cả ngôn ngữ cổ và hiện đại. Ông thậm chí còn tự phát minh ra ngôn ngữ của riêng mình khi mới chỉ ở lứa tuổi vị thành niên.

Nữ hoàng Elizabeth đệ Nhất có thể nói được 08 ngôn ngữ.

Thương nhân vĩ đại Marco Polo, với tên tuổi gắn liền với Con đường tơ lụa có thể nói được 05 ngôn ngữ.

Nhà bác học vĩ đại Einstein có thể nói được 05 ngôn ngữ.

Và vô số những vĩ nhân nữa trên thế giới đều cho thấy khả năng tiếp thu, học và sử dụng thành thạo ngoại ngữ. Theo các nghiên cứu khoa học, việc học ngoại ngữ giúp tăng khối lượng chất xám trong não, gia tăng và củng cố những đường dây kết nối thông tin trong não, cụ thể là các liên kết giữa các neurons thần kinh. Nói cách khác, việc học ngoại ngữ thực sự giúp não bộ con người mở rộng, trở nên linh hoạt hơn, giàu trí tưởng tượng, sáng tạo và tăng khả năng ghi nhớ cũng như nhận thức chung của chúng ta.

Đó chỉ là trên khía cạnh về mặt sinh lý học, còn trong thực tế và xã hội, việc sở hữu thêm một ngoại ngữ giống như một chìa khóa mở ra một cánh cửa dẫn đến một thế giới mới. Một chân trời mới của những cơ hội việc làm, của những kiến thức, tài liệu, của văn hóa và con người đều đang chờ đợi sau những cánh cửa đó.

Chẳng phải tự nhiên mà giá trị của khả năng sử dụng ngoại ngữ vẫn luôn luôn được đề cao trong suốt bề dày lịch sử phát triển của loài người. Rất nhiều nghiên cứu và số liệu đã chỉ ra việc có khả năng nói nhiều ngoại ngữ đóng vai trò ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập cá nhân (đặc biệt đúng trong trường hợp của tiếng Anh).

Nhưng trong bối cảnh hiện nay, khi sự thống trị của Mỹ đang suy giảm dần từ thế kỷ 21, trong khi đó Khối Liên minh châu Âu đang càng ngày càng phát triển và trở thành cái nôi của Kinh tế và Công nghệ, thì  tất cả những ngôn ngữ phổ biến trong Khối EU càng ngày càng có một vị thế quan trọng, trong  đó có thể kể đến tiếng Đức (42 quốc gia, 130 triệu người sử dụng), tiếng Pháp (29 quốc gia, 275 triệu người sử dụng, tiếng Tây Ban Nha (20 quốc gia, 572 triệu người sử dụng),…

Có thể thấy rằng, trong thời đại bây giờ, việc sở hữu nhiều hơn một ngoại ngữ bên cạnh tiếng Anh, sẽ mang đến cho chúng ta những cơ hội phát triển bản thân và sự nghiệp trên góc độ cá nhân, thúc đẩy sự phát triển của toàn xã hội trên góc độ tập thể. Khi mỗi chúng ta sở hữu khả năng giao tiếp hiệu quả với nhau và với thế giới, thì như một lẽ tự nhiên, xã hội và đất nước của chúng ta cũng sẽ theo đó phát triển theo.

3. Ảnh hưởng của ngôn ngữ tới suy nghĩ và khả năng của con người:

Dân tộc thiểu số Aboriginal ở châu Úc không có từ đồng nghĩa với “bên trái” hoặc “bên phải”. Thay vào đó, họ sử dụng phương hướng Đông, Tây, Nam, Bắc trong tất cả mọi tình huống xác định phương hướng. Điều này khiến họ trở nên vượt trội trong khả năng xác định phương hướng mà không cần sự trợ giúp của la bàn, hay của bản đồ.

Hầu hết các dân tộc châu Á nổi trội trong khả năng tính toán nhanh khi so sánh với các dân tộc phương Tây. Trong cuốn The Outliers – Những kẻ xuất chúng của Malcolm Gladwell đã đưa ra một phân tích vô cùng thú vị. Hệ thống số đếm của đa số người châu Á vô cùng logic và tuần tự, các âm thanh tượng trưng cho số cũng ngắn gọn và dễ hiểu, tuân theo một quy định rõ ràng. Điều này giúp cho trẻ em ở độ tuổi từ 5 đến 9 có thể làm toán nhanh hơn dù chỉ là trong vài tích tắc.

Nhưng theo thời gian, khoảng cách tích tắc này được nhân rộng và phát triển. Trẻ con châu Á lúc này được hình thành một nền tảng tính toán nhanh hơn, hiệu quả hơn, hỗ trợ cho việc tiếp thu những kiến thức nâng cao hơn. Cụ thể, khi so sánh cách người Pháp đếm số 99 thành 4 lần 20 cộng mười cộng 9, ta sẽ thấy điều này rõ ràng phức tạp và kém hiệu quả hơn:

99 = 4 x 20 + 10 + 9 (quatre vingt dix neuf)

Với việc đếm số cũng phải kết hợp luôn cả tính nhẩm trong đầu thì chắc chắn sẽ không thể hỗ trợ cho việc tính nhẩm nhanh được rồi.

Thế còn đối với tiếng Đức thì sao? Người Đức là biểu tượng của cẩn thận và tỉ mỉ, của hệ thống và logic. Người Đức có thể mất cả năm trời để lên kế hoạch, nhưng đến khi thực hành thì tiệm cận hoàn hảo. Trong văn hóa giao tiếp của người Đức, việc nhìn “chằm chằm” vào mắt người đối diện được coi là thể hiện sự tôn trọng, nhưng đối với nhiều dân tộc khác thì điều này có thể tạo cảm giác không thoải mái.

Người Đức cũng rất ít khi ngắt lời người đối diện, luôn tập trung 100% để lắng nghe trong các cuộc nói chuyện, tạo ra một cảm giác nghiêm túc và có phần “lạnh lùng”. Vì sao lại như thế nhỉ? Có lẽ nào do tiếng Đức không?

Trong tiếng Đức, rất nhiều trường hợp động từ được đặt ở cuối cùng của câu nói! Đã thế lại có quy tắc “động từ tách”, trong đó động từ bị chặt ra thành hai mảnh, một mảnh đặt ở đầu câu, một mảnh đặt ở cuối câu, và ở giữa thì có thể là cả một bầu trời và biển cả và hàng tỉ những trạng từ và tính từ trong đó. Một nhà văn người Đức đã có đủ thời gian rảnh và độ dở hơi để viết ra được một câu dài cả một trang giấy, với động từ tất nhiên là nằm ở vị trí cuối cùng. Chưa kể đến các loại danh từ, chủ ngữ, vị ngữ có thể bay lượn lung tung trong câu…

Với một hệ thống ngữ pháp như vậy, có lẽ cũng dễ hiểu khi người Đức luôn phải tập trung cao độ khi nói chuyện. Và có lẽ chính vì điều này nên trong công việc và cuộc sống, họ cũng vô hình trung hình thành nên sự tỉ mỉ và cẩn thận. Khi học tiếng Đức, các bạn sẽ được trải nghiệm và tận mắt chứng kiến sự logic và những điều tưởng chừng như vô cùng dở hơi mà lại rất thú vị này.

Nhà văn Mark Twain khi bình luận về tiếng Đức

4. Sức nặng của tiếng Đức hiện nay:

Cộng hòa Liên bang Đức vẫn luôn là một trong những cường quốc của thế giới – và tiếng Đức vì thế vẫn luôn là một ngôn ngữ có vị thế riêng. Trong những năm vừa qua, với sự già đi của dân số và khan hiếm nguồn lực lao động đã khiến chính phủ Đức phải tìm kiếm những nguồn nhân lực mới ở những quốc gia khác như Việt Nam, Indonesia, Philippines, v…v…

Tiếng Đức trở thành chìa khóa mở ra một chân trời mới với những cơ hội phát triển và ổn định nghề nghiệp tại quốc gia hàng đầu Châu Âu này.

Tại Việt Nam, hiện nay học sinh cũng được quyền chọn tiếng Đức là môn ngoại ngữ để thi tốt nghiệp cấp 3. Bên cạnh đó, nhờ những chính sách cởi mở về đào tạo và định cư cho người nước ngoài của CHLB Đức, những lợi thế ưu việt về chất lượng đào tạo cũng như tối ưu về tài chính của chương trình đào tạo tại Đức, nhu cầu học tiếng Đức và du học Đức tại Việt Nam đang tăng cao hơn bao giờ hết.

Mỗi ngôn ngữ có một nét đẹp và một tính chất khác nhau, đòi hỏi người học cần dành thời gian để học, nghiên cứu và thẩm thấu. Nhưng tiếng Đức thực sự là một ngôn ngữ khó học vì hệ thống quy tắc ngữ pháp phức tạp, danh từ có 3 giống khác biệt với 4 biến cách, danh từ ghép có thể dài đến cả một dòng, động từ tách, chia đuôi tính từ, cùng rất nhiều quy tắc và ngoại lệ nữa. 

Tiếng Đức cũng cũng nổi tiếng bởi sự phong phú, giàu hình ảnh và đặc biệt là sự chính xác, bởi mỗi từ trong tiếng Đức đều có một sắc thái nghĩa cụ thể, rõ ràng và không thể nhầm lẫn, điều này gây khó khăn cho người học, nhưng cũng tạo nên sự thú vị khi chinh phục tiếng Đức.

Tuy chinh phục tiếng Đức gian nan và vất vả là thế, nhưng những ích lợi mà tiếng Đức, hay bất kỳ ngôn ngữ thứ hai, thứ ba nào mang lại cũng luôn luôn là tuyệt vời. Thứ nhất, cơ hội việc làm của bạn sẽ mở rộng, một ngôn ngữ giống như một con đường nhiều ngã rẽ, mở ra những cánh cửa mới trong tương lai của cả sự nghiệp và cuộc sống. Với những chính sách cởi mở về lao động cho người nước ngoài ở Cộng hòa Liên bang Đức, tiếng Đức chính là tiền đề giúp cho các bạn trẻ Việt Nam có thể đặt chân đến miền đất hứa được mệnh danh là “Thiên đường mặt đất” này.

Trên góc độ phát triển cá nhân, khi đã học được tiếng Đức rồi, chúng ta bắt đầu cảm thấy suy nghĩ của mình cũng hệ thống hơn, logic hơn. Khả năng giao tiếp, tư duy trở nên linh hoạt và được cải thiện. Tiếng Đức luôn yêu cầu người nói phải suy nghĩ trước khi nói, và chính điều này sẽ giúp chúng ta trở nên trau chuốt hơn với ngôn từ. Khi giao tiếp hiệu quả hơn, chúng ta cũng gặt hái được nhiều thành công trong công việc và cuộc sống hơn.

Bên cạnh đó, rất nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng việc học ngoại ngữ giúp tăng thể tích chất xám trong não bộ và cải thiện trí nhớ ngắn hạn đáng kể. Nói cách khác, những người có khả năng đa ngôn ngữ thực sự trở nên thông minh hơn qua quá trình tiếp thu và sử dụng một ngôn ngữ mới. Quả không sai khi nói rằng, ngoại ngữ chính là bài tập thể dục cho não bộ tốt nhất!

 

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on email
Email

12 bình luận

  1. ngày nay thì việc học ngôn ngữ là điều đương nhiên, để có một cơ hội nghề nghiệp thì phải có ngoại ngữ

  2. đất nước ngày càng phát triển, muốn có công việc tốt thì phải có ngoại ngữ 😀

  3. nó đem lại nhiều cơ hội nghề nghiệp cho tương lai, vì thế tôi đã chọn tiếng Đức

  4. ngôn ngữ mới sẽ mở ra một trang mới tốt hơn cho cuộc sống chúng ta. Cảm ơn trung tâm đã viết bài này để mọi người có thể hiểu được lợi ích của việc học thêm một ngôn ngữ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

error: Content is protected !!

Gửi ý kiến đóng góp của bạn tại đây để CMMB ngày càng hoàn thiện, phát triển hơn
CMMB luôn sẵn sàng lắng nghe và tiếp thu.

CMMB luôn đón nhận các ý kiến đóng góp của học viên và phụ huynh để CMMB nâng cao trải nghiệm.

Gửi nội dung chương trình tài trợ đến: cmmbvietnam.edu@gmail.com
CMMB sẽ phản hồi lại nếu chương trình của bạn phù hợp.

Để lại thông tin nhận tư vấn MIỄN PHÍ từ đội ngũ nhân viên tư vấn chuyên nghiệp của CMMB.
Tất cả thông tin về khoá học, lịch học, lớp học thử trải nghiệm MIỄN PHÍ.

CỐ VẤN CMMB VIỆT NAM

Tiến sĩ. Bác sĩ. NGUYỄN THỊ NGUYỆT ÁNH

Tiến sĩ y khoa, chuyên ngành dịch tễ học, ĐH y khoa Kanazawa, Nhật Bản

Nguyên Công chức Vụ tổ chức cán bộ, Bộ Y Tế, Việt Nam

Nguyên nghiên cứu viên – bác sĩ tâm lý và tâm thần trẻ em và trẻ vị thành niên, Bệnh viện đại học Ulm, CHLB Đức

Tương lai của thế giới nằm trong lớp học của ngày hôm nay!