Vietnamese English 
Vietnamese English 

Học Tiếng Đức – Tổng Quan Chương Trình Học Từ A1 tới B1

“Tiếng Đức khó lắm!” – đây có lẽ là câu trả lời mà bất cứ người học hoặc dạy tiếng Đức nào cũng sẽ đưa ra khi được hỏi học tiếng Đức có khó không, kèm theo một nụ cười trên môi. Cái khó của tiếng Đức, đối với những người đã học, đã đi dạy, không còn là một thử thách nữa, mà trở thành một điều gì đó mà họ cảm thấy thú vị và tự hào, vì bản thân mình có thể sử dụng được cái thứ ngôn ngữ “khó nhằn này”.

Nếu các bạn cũng có hứng thú và mong muốn một ngày có thể làm chủ được tiếng Đức, mơ ước du học nghề Đức thì đừng quên theo dõi lộ trình học tiếng Đức từ cơ bản đến nâng cao và đầu ra của mỗi trình độ ở bài viết dưới đây của CMMB Việt Nam nhé!

Hiểu rõ khung bậc A1 – B1 trong tiếng Đức và đầu vào ra từng trình độ.

A1, A2, B1, B2 – Đây là thang đánh giá trình độ ngoại ngữ theo khung chuẩn quy chiếu của châu Âu dành cho người nước ngoài. Mỗi trình độ đều có những tiêu chí khác nhau nhằm đánh giá học viên trên toàn bộ 4 kỹ năng chính của bất kỳ một ngôn ngữ nào: Nghe, Nói, Đọc, Viết.

Ở trình độ A1, cũng là điều kiện để cho người ngoại quốc có thể nhập cư theo diện đoàn tụ, học viên cần có khả năng hình thành những câu đơn, nghe và hiểu được những từ vựng trong những chủ đề quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày, ví dụ như: gọi đồ ăn, đi chợ, lên lịch, đi khám sức khỏe, v… v…

Lên đến trình độ A2, học viên sẽ cần phải bắt đầu nói được những câu phức tạp hơn và dài hơn, với những sự liên kết về mặt ý nghĩa và logic diễn đạt hơn. Từ vựng tất nhiên cũng sẽ được mở rộng hơn so với A1. Nhưng về cơ bản, trình độ A2 sẽ tập trung nhiều vào câu ghép, cấu trúc động từ đảo xuống cuối câu, mệnh đề quan hệ, v… v…

Trình độ B1, cột mốc mà rất nhiều học sinh ở Việt Nam phải vượt qua được, đòi hỏi học viên có thể giao tiếp ở mức hạn chế ở nhiều lĩnh vực và chủ đề cơ bản. Học viên cũng cần có một lượng từ vựng lớn hơn rất nhiều so với ở hai trình độ A1 và A2.

Đến với B1, tâm lý lúc này sẽ là học và có thể sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày, chứ không còn đơn thuần là học lý thuyết suông nữa. Và 2 kỹ năng tử thần đối với người Việt chúng ta luôn là Nghe và Nói, hai kỹ năng đòi hỏi phải có một môi trường luyện tập tốt và một phương pháp học cũng như giáo dục bài bản.

Trình độ tiếng Đức A1 – Đặt nền móng ngay từ những bước đầu tiên.

tong quan tieng duc tu a1

Khi xây nhà, thì việc đặt móng bao giờ cũng là công đoạn vô cùng quan trọng. Khi cái nền tảng mà không vững chắc, thì một ngôi nhà dù có nguy nga tráng lệ cũng sẽ không thể bền vững dài lâu. Điều này thực sự đúng với tiếng Đức.

Với một nền tảng yếu mà không thực sự nắm được những nét cơ bản và những yếu tố cốt lõi của ngữ pháp tiếng Đức thì dù từ vựng có “xịn sò” đến đâu đi chăng nữa cũng nghe rất trái tai khi được lắp vào những câu sai ngữ pháp.

Thêm vào đó, khi nắm vững nền tảng rồi, học viên có thể tự học, tự suy luận và tự vỡ ra rất nhiều những điều hay và những nét tinh tế khác trong tiếng Đức. Để có thể mở rộng vốn từ và những cách diễn đạt sau này, những cấu trúc câu và những câu cơ bản học viên cần nắm được như trong lòng bàn tay và có thể phạn xạ tự nhiên nhất có thể khi được hỏi.

Đối với trình độ tiếng Đức vỡ lòng – A1, thì trọng điểm chính là làm thế nào để có thể nói được một câu đơn hoàn chỉnh. Nghe qua tưởng đơn giản, nhưng thực tế bên trong có vô cùng nhiều kiến thức.

Một điều đặc biệt đúng và đã được chiêm nghiệm qua nhiều đời học sinh, đó là những người giỏi chính tiếng Việt và ngữ pháp tiếng Việt có thể học và tiếp thu ngoại ngữ nhanh hơn rất nhiều. Vậy khi học ngoại ngữ, bước đầu tiên chính là cần hiểu được những khái niệm quan trọng và cơ bản nhất hình thành nên một ngôn ngữ: Động từ, Danh từ, Tính từ, Trạng từ, v… v…

Khi liên tục được dội vào đầu những kiến thức và khái niệm mới, sẽ vô cùng dễ dẫn đến tình trạng “ngợp”. Người dạy tiếng Đức, dù mới dạy hay đã có kinh nghiệm lâu năm, rất dễ bị rơi vào cái bẫy “dậy quá nhiều” cho học sinh, dẫn đến “tẩu hỏa nhập ma” và mọi thứ thay vì rõ ràng rành mạch thì lại gây ra một sự rối rắm khó hiểu, nhớ trước quên sau đối với học sinh.

Đối với những học sinh có tư chất tốt thì họ có thể tự hệ thống hóa kiến thức, nhưng đối với những bạn khả năng kém hơn một chút thì thực sự là một thử thách quá lớn ở trình độ vỡ lòng. Chính vì thế đã có rất nhiều bạn học viên không vượt qua được trình độ A1 mà đã phải bỏ cuộc.

Như vậy, khi học trình độ vỡ lòng, cần đảm bảo thực hiện được những điều sau:

  • Nắn nót với từng từ một. Nắn nót với giống của những danh từ cơ bản đầu tiên, những động từ, tính từ đầu tiên. Đây chính là công cụ để hình thành được một câu đơn ở bậc sơ cấp nhất.
  • Cần hiểu rõ mỗi một từ gắn với một quy tắc ngữ pháp, và việc hình thành câu cần được thực hiện chậm và chắc.
  • Cần hiểu rõ sự khác biệt về mặt cấu trúc câu của tiếng Đức. Cụ thể, trong một câu của tiếng Đức luôn có chủ ngữ và động từ, và vị trí của động từ luôn đóng ở vị trí số 2.
  • Cần làm quen với khái niệm trạng từ được đảo lên đầu câu.
  • Cần làm quen với 3 cách của danh từ trong câu cũng như chức năng của 3 cách danh từ trong câu.

Những khái niệm trên, với sự trợ giúp của sách giáo khoa hoặc một chương trình học tiếng Online, học viên đều có thể tự học được. Nhưng cái dẫn đến sự khó khăn của tiếng Đức chính là nguy cơ bị “rối loạn” kiến thức. Chính vì thế nên lời khuyên chân thành ở đây chính là tìm được một người có thể giải thích rõ ràng, cặn kẽ và hệ thống cho bạn.

Trong trường hợp không thể, hãy tích cực và chủ động nghiền ngẫm về chức năng của mỗi cách danh từ trong câu, sau đó thảo luận với thầy cô hoặc học viên dạy tiếng Đức khác.

Đầu ra tiếng Đức A1: Câu đơn và những mẫu câu giao tiếp cơ bản. Có khả năng tái thiết lập bất kỳ một câu đơn nào với lượng từ vựng đã biết để diễn đạt ý của mình. Có thể giao tiếp được khi người nói nhắc lại với một tốc độ chậm, có thể giao tiếp trong những trường hợp ngắn gọn như những trường hợp khẩn cấp, thanh toán, hoặc chào hỏi làm quen, giới thiệu bản thân.

Trình độ tiếng Đức A2 – Mở rộng từ vựng, cách diễn đạt và ý tứ trong câu.

tong quan tieng duc tu a1

Ngữ pháp ở trình độ tiếng Đức A2 sẽ phức tạp dần lên, với việc mở rộng một câu đơn thành câu ghép và những mệnh đề phụ. Để có thể học tốt trình độ tiếng Đức A2, học viên tất nhiên cần nắm vững và thực hành được thuần thục cấu trúc của một câu đơn. Sau đó, khi được giới thiệu cấu trúc mệnh đề phụ của câu ngược, một khái niệm “hoàn toàn không tồn tại trong tiếng Việt”, đòi hỏi học viên vô cùng nhiều nỗ lực luyện tập, cố gắng, lặp đi lặp lại nhằm tăng khả năng phản xạ hình thành câu.

Lúc này, rào cản lớn nhất đối với học viên chính là làm thế nào để có thể cải thiện tốc độ hình thành câu và tăng độ trôi chảy. Người học tiếng Đức ai cũng sẽ gặp khó khăn trong việc hình thành câu và có thể nói được ở một tốc độ bình thường. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng, nói chậm nhưng đúng sẽ tốt hơn rất nhiều so với việc nói nhanh nhưng sai. Tốc độ qua thời gian có thể cải thiện, nhưng thói quen nói và câu vụn vỡ thì vô cùng khó để sửa.

Như vậy, ở trình độ tiếng Đức A2, cần đảm bảo những điều sau:

  • Mở rộng từ vựng và cách diễn đạt cho những câu và những ý tứ phức tạp hơn.
  • Câu ghép, mệnh đề phụ và mệnh đề quan hệ.
  • Những cụm giới từ trong tiếng Đức.
  • Động từ phản thân.
  • Phân định được chỉ định thời gian, và các cách chia động từ tương ứng trong thể Perfekt và Präteritum.

Đầu ra tiếng Đức A2: Có thể diễn đạt được những ý nghĩa cơ bản, kết hợp được các ý trong câu chính câu phụ theo tính chất nhân quả, tương phản, phủ định, thứ tự thời gian, v… v… Với chuẩn bị trước và giúp đỡ của người bản địa có thể diễn đạt được điều mình muốn nói, có thể giao tiếp và trao đổi thông tin trong thời gian ngắn với những chủ đề quen thuộc.

Trình độ tiếng Đức B1 – Tiếp cận và hiểu được những chủ đề thường ngày.

tong quan tieng duc tu a1

Ở trình độ tiếng Đức B1, người học sẽ có thể bắt đầu nghe được những bản tin thường ngày, xem một bộ phim trẻ em hoặc nghe những bài hát cho trẻ em, có thể đọc hiểu được ý chính những văn bản thường gặp, những vấn đề hiện nay hoặc kể cả những vấn đề chuyên môn khi được diễn đạt chậm và rõ ràng.

Đến với trình độ tiếng Đức B1, học sinh sẽ ngoài việc học tiếng Đức còn phải trau dồi kiến thức xã hội, để có thể mở rộng khả năng tư duy và sử dụng ngôn ngữ trong nhiều khía cạnh khác nhau của xã hội và cuộc sống. Ngữ pháp lúc này không còn là trọng điểm nữa mà thay vào đó chính là từ vựng và sự mạch lạc trong cách diễn đạt.

Ở trình độ tiếng Đức B1 lúc này, cần nắm được những khái niệm sau:

  • Các liên từ trong câu phụ, câu ghép.
  • Làm chủ được các mệnh đề chính, mệnh đề phụ, và các liên từ kép.
  • Có khả năng làm chủ, viết và nói chính xác được một khối lượng từ vựng khá lớn, xấp xỉ 2500 – 3000 từ.

Đầu ra tiếng Đức B1: Có thể giao tiếp với người bản địa, có thể đưa ra luận điểm và thảo luận, có thể tham gia vào những cuộc hội thoại về những chủ đề quen thuộc và thường ngày (gia đình, sở thích cá nhân, công việc, du lịch, hoặc những sự kiện trong thời gian gần). Có thể đưa ra được lời giải thích và biện luận cho ý kiến hoặc kế hoạch các nhân, có thể hiểu được những bộ phim hoặc những sách truyện đơn giản.

Như vậy qua bài viết này bạn đã nắm được yêu cầu và nội dung của từng trình độ tiếng Đức từ A1 cho tới A2 và B1. Vậy bạn đã sẵn sàng để chinh phục ngôn ngữ này chưa?

Hãy tìm hiểu bí quyết học từ A1 tới hết B2 tiếng Đức theo cách hiệu quả nhất nhé!

5/5 - (93 bình chọn)
Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on email
Email

15 bình luận

  1. một bài viết tổng quan quá trình quá tuyệt, CMMB có nhiều bài viết chất lượng quá

  2. nhìn đơn giản, nhưng lộ trình này người nhanh cũng phải mất 6 tháng mới xong B1, rồi thi nữa.

  3. Nhờ bài viết mà có thể biết được lộ trình học cũng như những gì mình nên làm.

  4. Đây là bài viết rất chi tiết về lộ trình dành cho người mới học. Cảm ơn trung tâm rất nhiều.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

error: Content is protected !!

Gửi ý kiến đóng góp của bạn tại đây để CMMB ngày càng hoàn thiện, phát triển hơn
CMMB luôn sẵn sàng lắng nghe và tiếp thu.

CMMB luôn đón nhận các ý kiến đóng góp của học viên và phụ huynh để CMMB nâng cao trải nghiệm.

Gửi nội dung chương trình tài trợ đến: cmmbvietnam.edu@gmail.com
CMMB sẽ phản hồi lại nếu chương trình của bạn phù hợp.

Để lại thông tin nhận tư vấn MIỄN PHÍ từ đội ngũ nhân viên tư vấn chuyên nghiệp của CMMB.
Tất cả thông tin về khoá học, lịch học, lớp học thử trải nghiệm MIỄN PHÍ.

CỐ VẤN CMMB VIỆT NAM

Tiến sĩ. Bác sĩ. NGUYỄN THỊ NGUYỆT ÁNH

Tiến sĩ y khoa, chuyên ngành dịch tễ học, ĐH y khoa Kanazawa, Nhật Bản

Nguyên Công chức Vụ tổ chức cán bộ, Bộ Y Tế, Việt Nam

Nguyên nghiên cứu viên – bác sĩ tâm lý và tâm thần trẻ em và trẻ vị thành niên, Bệnh viện đại học Ulm, CHLB Đức

Tương lai của thế giới nằm trong lớp học của ngày hôm nay!