Vietnamese English 
Vietnamese English 

Q&A DU HỌC ĐỨC NGHỀ ĐIỀU DƯỠNG – NHỮNG SỰ THẬT BẤT NGỜ

Với mức lương cao nhất trong các nghề du học tại Đức hiện nay, thì Điều Dưỡng đang là lựa chọn hàng đầu của rất nhiều các bạn trẻ. Tuy nhiên, các bạn cũng còn rất nhiều băn khoăn về nghề như: Học điều dưỡng có khó không? Đi làm điều dưỡng là dọn phân, nước tiểu cho người bệnh? Nghề điều dưỡng phải làm ca, làm cuối tuần rất vất vả? v.v

Mời bạn cùng tìm câu trả lời chính xác từ chia sẻ của các chuyên gia và học viên CMMB đang học nghề điều dưỡng tại Đức nhé!

1. Hiểu về du học nghề Điều Dưỡng tại Đức 

Du học nghề điều dưỡng tại Đức là gì? Mức lương như thế nào? Điều kiện để du học ngành này như thế nào? Mời bạn tìm hiểu tất tần tật thông tin chi tiết nhất tại: Du học nghề điều dưỡng tại Đức – Điều kiện, chi phí, cơ hội? 

2. Những sự thật khi học lý thuyết nghề điều dưỡng trên trường 

2.1. Học nghề điều dưỡng chương trình mới rất khó phải không? 

Từ năm 2019 trở về trước, nghề điều dưỡng tại Đức được chia ra làm 3 lĩnh vực riêng biệt:

  • Altenpflege: chăm sóc người già
  • Kinderpflege: chăm sóc trẻ em
  • Krankenpflege: chăm sóc người bệnh

Điều dưỡng viên học nghề nào thì sau khi ra trường sẽ chỉ được làm trong lĩnh vực đó. Hầu hết học sinh Việt Nam sang là học nghề chăm sóc người già.

Tuy nhiên, từ năm 2020 chương trình đào tạo điều dưỡng tại Đức được cải tổ một cách triệt để, 3 nghề điều dưỡng: chăm sóc người già, chăm sóc trẻ em và chăm sóc người bệnh sẽ được gộp chung lại thành 1 và gọi là Allgemeinpflege. Về việc gộp chung như vậy nên chương trình học nghề điều dưỡng hiện nay sẽ nặng lý thuyết hơn. Nhưng điều đó cũng đồng nghĩa với việc học viên ra trường sẽ có NHÂN BA cơ hội việc làm. 

Việc học bất kỳ một ngành nghề nào bằng ngôn ngữ không phải tiếng mẹ đẻ thì đều có khó khăn nhất định. Điều dưỡng là nghề liên quan đến con người nên cần cẩn trọng và tập trung hơn. Chỉ cần bạn có nền tảng tiếng Đức và chăm chỉ học tập trên lớp thì chắc chắn các kỳ thi không thể làm khó bạn.

2.2. Tiếng Đức B1 có đủ để học nghề điều dưỡng tại Đức không?

  • Về điều kiện cần thì: CHLB Đức yêu cầu đầu vào bắt buộc với chương trình du học nghề điều dưỡng là chứng chỉ tiếng Đức B1, đầu ra yêu cầu phải có chứng chỉ B2. 
  • Về học tập, làm việc và sinh sống tại Đức thì ngôn ngữ càng thành thạo bao nhiêu, bạn sẽ càng thoải mái và có nhiều cơ hội hơn bấy nhiêu. 

Trên thực tế, B1 tiếng Đức cũng khá sốc nhẹ khi bắt đầu nhập học chương trình điều dưỡng. Vì bạn sẽ học luôn kiến thức chuyên ngành, từ vựng chuyên ngành, học tiếng la-tin phục vụ trong ngành y-điều dưỡng v.v. Vì vậy, lời khuyên dành cho bạn là cứ học tiếng Đức càng nhiều càng tốt, học luôn B2, C1 ở Việt Nam khi bạn có thời gian; và nên trau dồi tiếng Đức chuyên ngành ở Việt Nam trước nha. 

2.3. Bên Đức có tiếng địa phương như kiểu giọng miền trung, miền bắc Việt Nam không? 

Có chứ! Người Đức cũng có giọng địa phương, có giọng rất dễ nghe, có giọng thì…khá là mệt đấy ạ. Và không phải người Đức nào cũng sẽ nói được giọng phổ thông nên các bạn phải chuẩn bị tâm lý bình tĩnh ngay từ đầu nha. 

Bí quyết cho các bạn du học sinh là: hãy là những người thân thiện, cởi mở, sẵn sàng chào hỏi người Đức trước, để khi giao tiếp hơi khó khăn bạn dễ dàng nhờ họ nói chậm lại, thậm chí là phiên dịch lời của một người khác cho bạn!

3. Những sự thật khi đi thực tập nghề điều dưỡng tại viện 

Hình ảnh học viên CMMB trong buổi thi thực hành nghề điều dưỡng tại trường lý thuyết

3.1 Điều dưỡng có phải dọn phân, nước tiểu không? 

Điều dưỡng là công việc chăm sóc và hỗ trợ bệnh nhân trong các sinh hoạt và điều trị hàng ngày. Vệ sinh cá nhân cho bệnh nhân là một trong những công việc hàng ngày của điều dưỡng viên. Vậy nên xử lý các vấn đề về phân, nước tiểu là không tránh khỏi. 

Tuy nhiên, cũng đừng áp lực quá bởi nó không quá ghê như bạn tưởng tượng đâu. Hầu hết các bệnh nhân già bạn chăm sóc đều còn khả năng tự chủ và xử lý nhu cầu cá nhân đó. Chỉ có số ít trường hợp bệnh nhân bị tiêu chảy, không kiểm soát được mới cần bạn xử lý các sự cố. 

Bạn sẽ thấy điều này cực kỳ bình thường nếu có tinh thần làm việc chuyên nghiệp, thái độ tích cực bởi đây là một phần của nghề điều dưỡng viên. 

3.2. Người Đức to béo tới cả 100kg thế, các bạn nữ Việt Nam làm sao mà đỡ ngồi dậy, đỡ đi lại được nhỉ?

CHLB Đức chưa có bất cứ một yêu cầu nào về chiều cao, cân nặng của các bạn du học sinh nghề điều dưỡng. Vậy nên các bạn nữ Việt Nam có 1m50 cũng vẫn theo đuổi được ngành học này nha. 

Các bạn sẽ được học kỹ thuật nâng đỡ bệnh nhân để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân và bảo vệ cột sống lâu dài cho điều dưỡng viên. Bạn cũng được học cách sử dụng các máy móc thông minh để hỗ trợ việc chăm sóc như là nâng bệnh nhân ngồi dậy, đỡ bệnh nhân từ giường ra xe lăn và ngược lại. Việc của bạn là phải học cách sử dụng thành thạo những thiết bị thông minh này và vận dụng linh hoạt vào thực tế.

Ngoài ra trong ca làm việc, với các trường hợp khó bạn có thể nhờ sự trợ giúp của đồng nghiệp để cùng nâng đỡ bệnh nhân. 

Khi sử dụng máy móc, bạn cần chú ý làm đúng kỹ thuật để bảo vệ cơ-xương-khớp của mình nhé. Với nghề điều dưỡng nói riêng và bất cứ công việc nào nói chung, bạn cùng cần đảm bảo có sức khỏe tốt để đảm bảo duy trì công việc và thể trạng cá nhân lâu dài.

3.3. Chăm sóc các bệnh nhân nặng tai thì phải làm sao? 

Đây cũng là một trong những “ca khó” của các bạn du học nghề điều dưỡng tại Đức. Như đã chia sẻ ở trên, với vốn tiếng Đức B1 khi nhập học và đi thực tập, bạn vẫn còn nhiều khó khăn trong giao tiếp như chưa quen ngữ điệu, người bản địa nói nhanh, nói giọng địa phương. Tuy nhiên, khi giao tiếp với những bệnh nhân thông thường, họ cũng sẽ bắt keyword và đoán được ý qua các câu nói của bạn. Nhưng với bệnh nhân nặng tai thì điều này là không thể!!!

Cách xử lý dành cho bạn: 

  • Nhờ đồng nghiệp hỗ trợ: trước đó bạn cần phải có mối quan hệ tốt với đồng nghiệp của mình để dễ dàng nhận được sự trợ giúp hơn.
  • Theo dõi thói quen của bệnh nhân thật kỹ càng để giảm thiểu nhiều nhất các tình huống phát sinh.
  • Nói chuyện thêm với betreuer, vì đây là những người hay trò chuyện và có nhiều thông tin của các bệnh nhân, giúp bạn có thêm tư liệu để trò chuyện với họ. 
  • Trau dồi vốn tiếng Đức tốt thật nhanh để tự tin trong công việc, tránh được các căng thẳng, áp lực. 

3.4. Bệnh nhân có khó tính và bất hợp tác không? 

Bệnh nhân thì mỗi người mỗi tính. Có nhiều bệnh nhân rất vui vẻ, hài hước, hiền lành và thân thiện. Có bệnh nhân thì tâm trạng luôn buồn bã, cô đơn và có khao khát được tâm sự nói chuyện. Cũng có một số bệnh nhân khó tính hơn thì dễ cáu, dễ mắng mỏ người xung quanh. 

Dù là chăm sóc bệnh nhân nào thì bạn cũng cần giữ thái độ chuyên nghiệp của người làm nghề và cái tâm của người chăm sóc là sẽ vượt qua được cáp áp lực và căng thẳng thôi. 

Trong thời gian đầu, bạn sẽ thấy hơi “bất lực” một chút vì khả năng ngôn ngữ chưa đủ tốt để giao tiếp rành mạch, để nói những điều bạn muốn nói, thậm chí là tâm sự và xoa dịu tâm trạng của bệnh nhân. Nhưng tình trạng này sẽ cải thiện sau thời gian chăm chỉ học tiếng Đức, học chuyên môn và trải nghiệm công việc thực tế nha. 

3.5. Nghề điều dưỡng là phải làm việc theo ca đúng không? 

Đặc tính công việc của ngành điều dưỡng là làm việc theo ca: sáng/chiều/ tối tùy theo bạn làm điều dưỡng viên tại đâu. 

Hầu hết các ca sáng đều bắt đầu vào lúc 6h-6:30 sáng. Mỗi ca 8 tiếng, và bạn sẽ chỉ làm đủ 40 tiếng/ tuần mà thôi.

Việc thay đổi ca làm liên tục có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn, vì vậy hãy chăm chỉ tập thể dục, chế độ ăn uống hợp lý để đảm bảo sức khỏe lâu dài nhé. 

4.  Những sự thật khác về nghề điều dưỡng tại Đức 

4.1. Con trai có học nghề điều dưỡng được không? 

Nghề điều dưỡng tại Đức không phân biệt nam hay nữ, ai có đủ điều kiện đều có thể theo học và làm nghề. Vì đặc tính là nghề chăm sóc sức khỏe con người, nên các bạn cũng cần rèn luyện tính cách cẩn thận, chỉn chu và lắng nghe trong công việc. 

CMMB có rất nhiều học viên nam đang theo học chương trình nghề điều dưỡng 03 năm tại Đức, như bạn: 

Trần Hồng Đăng – Du học Đức nghề điều dưỡng

du học nghề điều dưỡng tại Đức

Nguyễn Duy Khánh – Du học Đức nghề điều dưỡng

4.2. Có hình xăm có đi du học nghề điều dưỡng được không? 

CHLB Đức không có các quy định cấm người có hình xăm được học và làm việc nghề điều dưỡng. Tuy nhiên, do đặc tính làm việc với con người, bạn cần toát lên được cảm giác tin tưởng với người xung quanh. Vậy nên đừng bao giờ có hình xăm trên mặt để không gây mất thiện cảm trong giao tiếp nhé!

4.3. Làm nghề điều dưỡng có cần biết lái xe không? 

Một số bạn khi đi thực tập sẽ làm chăm sóc bệnh nhân tại nhà. Quy trình công việc như sau: 

  • Vào ca làm, bạn sẽ tới văn phòng và xem xét các báo cáo về tình trạng của bệnh nhân, xem có cần phải lưu ý gì không.
  • Sử dụng chiếc điện thoại sử dụng riêng trong công việc với mọi thông tin về tình trạng sức khoẻ, thói quen chăm sóc, giờ giấc hay điểm cần lưu ý về người cần được chăm sóc. (Mọi nhiệm vụ sẽ đều có trong điện thoại, ngoài ra thông qua điện thoại chúng ta sẽ biết có bao nhiêu thời gian ở người này và người tiếp theo là ai).
  • Chìa khoá nếu có để vào nhà người cần được chăm sóc.
  • Thuốc của người cần được chăm sóc nếu có (vì nhiều khi có các cụ già chỉ sống một mình và việc của chúng ta là theo dõi và nhắc nhở uống thuốc).
  • Một vài giấy tờ cần thiết đi kèm nếu có.
  • Và không quên chìa khóa xe ô tô để di chuyển.

Như vậy là bạn đã có được câu trả lời có cần biết lái xe oto khi du học nghề điều dưỡng bên Đức không rồi nghen!

Và còn rất nhiều Q&A thú vị khác của chương trình du học nghề điều dưỡng tại Đức, cũng như các ngành nghề khác. Mời bạn theo dõi tại các bài viết tiếp theo của CMMB nhé!

Và đừng quên trang bị những GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA CHƯƠNG TRÌNH NGHỀ ĐIỀU DƯỠNG TẠI ĐỨC CỦA CMMB nha!!!

Xem thêm:

Một ngày làm việc điều dưỡng tại bang Bayern của bạn Duy Khánh

Chi tiết công việc của điều dưỡng viên tại Đức qua góc nhìn của bạn Hương

So sánh ngành điều dưỡng và ngành nhà hàng khách sạn

Một buổi thi thực hành tại trường Döpfer Schulen

Văn phòng tại Việt Nam

Thông tin liên hệ: 

-Văn phòng Hà Nội: Đức Đại Office, 302 Nguyễn Trãi, Nam Từ Liêm
Hotline/Zalo: 02473.041.711 / 0986.504.482
-Văn phòng Sài Gòn: 255 Nguyễn Đình Chiểu, P5, Quận 3
Hotline/Zalo: 02873.041.711 / 0948.701.380
-E-mail: contact@cmmbvietnam.com

Văn phòng CMMB tại CHLB Đức:

Thông tin liên hệ: 

-Văn phòng CMMB tại CHLB Đức: Turmstr. 29, 89231 Neu-Ulm
Tel. (Viber, Zalo, Whatsapp): 015256489049 / 01733911278
-E-Mail: contact@cmmbvietnam.com

Rate this post
Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on email
Email

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

error: Content is protected !!

Gửi ý kiến đóng góp của bạn tại đây để CMMB ngày càng hoàn thiện, phát triển hơn
CMMB luôn sẵn sàng lắng nghe và tiếp thu.

CMMB luôn đón nhận các ý kiến đóng góp của học viên và phụ huynh để CMMB nâng cao trải nghiệm.

Gửi nội dung chương trình tài trợ đến: cmmbvietnam.edu@gmail.com
CMMB sẽ phản hồi lại nếu chương trình của bạn phù hợp.

Để lại thông tin nhận tư vấn MIỄN PHÍ từ đội ngũ nhân viên tư vấn chuyên nghiệp của CMMB.
Tất cả thông tin về khoá học, lịch học, lớp học thử trải nghiệm MIỄN PHÍ.

CỐ VẤN CMMB VIỆT NAM

Tiến sĩ. Bác sĩ. NGUYỄN THỊ NGUYỆT ÁNH

Tiến sĩ y khoa, chuyên ngành dịch tễ học, ĐH y khoa Kanazawa, Nhật Bản

Nguyên Công chức Vụ tổ chức cán bộ, Bộ Y Tế, Việt Nam

Nguyên nghiên cứu viên – bác sĩ tâm lý và tâm thần trẻ em và trẻ vị thành niên, Bệnh viện đại học Ulm, CHLB Đức

Tương lai của thế giới nằm trong lớp học của ngày hôm nay!